THẤT NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÓM TẮT KINH TẾ VĨ MÔ_NGUYỄN VĂN PHONG (Trang 45 - 47)

“Thất nghiệp đồng nghĩa với sự cùng quẫn của con ngƣời ngay trong lòng xã hội giàu có. Đây là nghịch lý lớn nhất của một xã hội hiện đại” (Henry Wallace).

7.2.1. Một số khái niệm

Theo định nghĩa của Bộ Lao động và Tổng cục Thống kê, việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những ngƣời trong cùng một hộ gia đình.

Thất nghiệp là những ngƣời trong độ tuổi lao động quy định, có khả năng lao động nhƣng chƣa có việc làm và đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ nhận việc.

Lực lƣợng lao động hay dân số hoạt động kinh tế bao gồm những ngƣời đang làm việc và những ngƣời thất nghiệp.

Mức độ thất nghiệp cao hay thấp đƣợc đo bằng tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh phần trăm thất nghiệp so với lực lƣợng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đƣợc xác định theo công thức: Tỷ lệ thất nghiệp (%) = Số ngƣời thất nghiệp 100 Lực lƣợng lao động 7.2.2. Các dạng thất nghiệp

Phân loại thất nghiệp theo nguyên nhân gây ra thất nghiệp:

- Thất nghiệp cơ học còn đƣợc gọi là thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp bất đồng, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp dai dẳng hay thất nghiệp chuyển đổi. Loại thất nghiệp này xuất hiện do sự di chuyển không ngừng của mọi ngƣời giữa các vùng, các công việc, hay các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời nhƣ: những ngƣời bỏ việc làm cũ tìm việc làm mới; những ngƣời mới gia nhập hoặc tái nhập lực lƣợng lao động; những ngƣời thất nghiệp thời vụ và cả những ngƣời thất nghiệp do tàn tật một phần.

- Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Nguyên nhân

44

thứ nhất là do thiếu kỹ năng. Nguyên nhân thứ 2 là sự khác biệt về địa điểm. Trong đó, yếu tố chính là do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng: vùng này phát triển nhanh cần nhiều lao động, trong khi vùng khác phát triển chậm đang thừa lao động.

Thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu gộp chung lại đƣợc gọi là thất nghiệp tự nhiên. Một số nhà kinh tế cho rằng thất nghiệp tự nhiên hoàn toàn mang tính tự nguyện hoặc ít nhiều mang tính tự nguyện.

- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp theo lý thuyết Keynes, là loại thất nghiệp đƣợc tạo ra bởi tình trạng suy thoái của nền kinh tế, sản lƣợng giảm xuống thấp hơn sản lƣợng tiềm năng. Do tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải sản xuất ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa nhà máy. Doanh nghiệp sẽ sa thải công nhân, tạo nên thất nghiệp hàng loạt.

Phân loại thất nghiệp theo cung và cầu lao động:

- Thất nghiệp tự nguyện là những ngƣời tự nguyện không muốn làm việc do công việc và mức tiền công tƣơng ứng chƣa phù hợp với mong muốn của mình.

- Thất nghiệp không tự nguyện là những ngƣời muốn làm việc ở mức tiền công hiện hành nhƣng không có việc làm.

7.2.3. Cái giá phải trả của thất nghiệp

Cái giả phải trả hay tác động tiêu cực của thất nghiệp đƣợc xem xét trên 3 góc độ:

- Đối với cá nhân và gia đình ngƣời bị thất nghiệp: đời sống của họ sẽ tồi tệ hơn do mất nguồn thu nhập; kỹ năng chuyên môn bị xói mòn; mất niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật tăng lên, hạnh phúc gia đình bị đe dọa.

- Đối với xã hội: phải tăng chi phí cho những ngƣời thất nghiệp; phải chi nhiều tiền hơn cho việc chữa bệnh; phải đƣơng đầu với nhiều tệ nạn xã hội do ngƣời thất nghiệp gây ra; phải chi nhiều tiền hơn cho việc xử lý tội phạm.

- Đối với hiệu quả của nền kinh tế: thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả. Theo định luật Okun, cứ 1% thất nghiệp cao hơn thất nghiệp tự nhiên thì tƣơng ứng với 2% sụt giảm của sản lƣợng thực tế so với sản lƣợng tiềm năng.

7.2.4. Biện pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp

Muốn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp cần phải khắc phục các nguyên nhân tạo ra nó: - Đối với thất nghiệp chu kỳ, phải áp dụng các chính sách ngăn chặn suy thoái, giữ sản lƣợng thực tế nằm tại sản lƣợng tiềm năng. Điều này đƣợc thực hiện bằng các chính sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ…

- Đối với thất nghiệp tự nhiên, có thể đƣa ra một số biện pháp: tăng cƣờng sự hoạt động của các loại dịch vụ về giới thiệu việc làm; tăng cƣờng sự hoạt động của các cơ sở đào tạo; tạo thuận lợi trong việc di chuyển địa điểm cƣ trú và nơi làm việc;

45

chủ động tạo việc làm cho những ngƣời bị hạn chế về thể chất; cải tạo nông nghiệp, tăng cƣờng đầu tƣ cho khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG TÓM TẮT KINH TẾ VĨ MÔ_NGUYỄN VĂN PHONG (Trang 45 - 47)