Khi nói đến mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, các nhà kinh tế thƣờng đề cập đến khái niệm “đánh đổi”. Đánh đổi có nghĩa là đƣợc cái này mất cái kia, chọn cái này phải bỏ cái kia. A. W. Phillips đã phát hiện ra rằng trong thời kỳ thất nghiệp giảm thì lƣơng có khuynh hƣớng tăng, lƣơng tăng sẽ làm tăng giá. Nhƣ vậy, thất nghiệp giảm sẽ kéo theo tình trạng lạm phát tăng. Phát hiện này đã dẫn đến luận điểm cho rằng giữa lạm phát và thất nghiệp có sự đánh đổi với nhau. Vậy thì sự đánh đổi đƣợc thể hiện nhƣ thế nào, có phải luôn luôn xảy ra tình trạng đánh đổi hay không?
7.3.1. Khái niệm “ngắn hạn” và “dài hạn” trong mô hình AS-AD theo P.
Mô hình AS-AD theo P, xét trong ngắn hạn, khi mà các thành phần nằm trong chi phí sản xuất chƣa kịp điều chỉnh theo sự thanh đổi của giá hàng hóa và dịch vụ. Trong dài hạn, khi các thành phần nằm trong chi phí sản xuất đƣợc điều chỉnh theo sự thay đổi của hàng hóa và dịch vụ.
Những ngƣời theo trƣờng phái Keynes (Keynesian School) cho rằng việc điều chỉnh các thành phần của chi phí sản xuất diễn ra không nhanh, do đó đƣờng AS=f(P) tƣơng đối nằm ngang trong ngắn hạn. Nhƣ vậy sự thay đổi trong tổng cầu sẽ gây tác động mạnh và kéo dài đối với sản lƣợng, thị trƣờng sẽ không nhanh chóng điều chỉnh để đƣa sản lƣợng ở mức tiềm năng trở lại.
Ngƣợc lại, những ngƣời theo trƣờng phái cố điển (Classical School) cho rằng quá trình điều chỉnh sẽ diễn ra hết sức nhanh chóng, do đó đƣờng tổng cung dài hạn AS=f(P) rất dốc hoặc thậm chí thẳng đứng tại mức sản lƣợng tiềm năng. Nhƣ vậy sự thay đổi trong tổng cầu sẽ ít hoặc không gây tác động đối với sản lƣợng.
Kinh tế học ngày nay phân biệt ngắn hạn và dài hạn để chỉ rõ sự khác biệt về thời gian điều chỉnh giữa giá cả hàng hóa và dịch vụ với các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất, trong đó yếu tố thƣờng đƣợc nhấn mạnh là tiền lƣơng. Các hợp đồng kinh tế không nhất thiết đƣợc ký kết cùng một thời điểm, mà thƣờng đƣợc ký rải rác giữa các tháng trong năm. Mặt khác, thời hạn của các hợp đồng không nhất thiết bằng nhau, có hợp đồng 1 năm, có hợp đồng 3 năm,… Vì vậy, quá trình điều chỉnh các yếu tố chi phí sản xuất diễn ra từ từ chứ không phải xảy ra cùng một lúc. Chính điều này quyết định mối quan hệ đánh đổi hay không có đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
46
7.3.2. Đường Phillips ngắn hạn
Tập hợp các điểm a, b, c ta đƣợc một đƣờng dốc xuống nhƣ hình vẽ, phản ánh mối quan hệ đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Đƣờng đó đƣợc gọi là đƣờng phillips ngắn hạn. Đƣờng phillips ngắn hạn tồn tại khi lƣơng và các yếu tố chi phí sản xuất khác không linh hoạt hay nói cách khác là chậm thay đổi. Lúc đó các điểm cân bằng Eb, Ec có thể duy trì lâu dài, nền kinh tế có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Còn nếu các điểm cân bằng Eb, Ec chỉ xảy ra tạm thời, sau đó nền kinh tế trở lại trạng thái toàn dụng (tức Y thực tế = Yp) thì sẽ không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
7.3.3. Đƣờng Phillips dài hạn
Xét trong dài hạn, khi lƣơng và các thành phần khác của chi phí sản xuất đƣợc điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của hàng hóa và dịch vụ, thì nền kinh tế có xu hƣớng quay về mức sản lƣợng tiềm năng, thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên, lạm phát bằng với tỷ lệ dự kiến (tức lạm phát quán tính). Nghĩa là trong dài hạn không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Sự cân bằng dài hạn nhƣ vậy đƣợc mô tả bằng đƣờng phillips dài hạn thẳng đứng tại mức thất nghiệp tự nhiên.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Dƣơng Tấn Diệp, Kinh tế vĩ mô phần nhập môn, NXB Thống kê, 2007 2. Chủ biên TS. Nguyễn Văn Dần, Kinh tế học vĩ mô, NXB Tài chính, 2005 3. Tập thể tác giả Bộ Giáo dục & Đào tạo, Kinh tế học vĩ mô, giáo trình dùng
trong các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế, NXB Giáo dục, 2005 4. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbush, Kinh tế học, NXB Thống
kê, 2007
5. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus, Kinh tế học, tập II, NXB Chính trị quốc gia, 1997.