Thành công:

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm y tế tại BHXH huyện Văn Lâm - Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 37 - 40)

II. Thực trạng triển khai BHYT tại BHXH huyện Văn Lâm giai đoạn 2006 –

1.Thành công:

Nhìn chung hiệu quả quản lý, điều hành, thực hiện công tác BHYT tại huyện Văn Lâm trong những năm qua khá tốt so với mặt bằng chung trong khu vực, quyền lợi KCB của người có thẻ BHYT được bảo đảm theo quy định. Nhân dân địa phương ngày càng tin tưởng vào chính sách

BHYT và ngày càng nhận thức được tính ưu việt và lợi ích kinh tế của chính sách BHYT.

Ngành y tế nói chung và các cơ sở KCB nói riêng đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH huyện Văn Lâm triển khai tích cực một số giải pháp nhằm đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng quỹ KCB. Từ tuyến xã đến tuyến huyện, các quy định của nhà nước, của ngành và của địa phương về BHYT cũng tăng lên. Năm 2006 tỷ lệ số người tham gia BHYT là 27,9% dân số toàn huyện; đến năm 2007 lên tới 35,2%; năm 2007 tăng lên là 36,9%, năm 2008 tăng lên 39,3% và năm 2009 tăng lên 42% so với tổng số dân trong huyện. Thế nhưng đối tượng tham gia BHYT chỉ tập trung vào số người tham gia BHYT BB, còn tỷ lệ người tham gia BHYT TN vẫn hạn chế. Số lượt KCB điều trị nội, ngoại trú cũng tăng lên. Bình quân chi phí KCB cả nội trú và ngoại trú đều tăng. Nhưng chi phí KCB nội trú vẫn cao hơn nhiều so với chi phí KCB ngoại trú.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình hoạt động của mình, BHXH huyện Văn Lâm vẫn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục.

2. Hạn chế và nguyên nhân:

2.1. Hạn chế:

Trong quá trình thu BHYT còn có hiện tượng chưa thu được triệt để đối tượng tham gia, chưa mở rộng phạm vi, hồ sơ sổ sách. Một bộ phận người lao động làm việc trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh do thiếu hiểu biết về Bộ luật lao động và chính sách BHXH, BHYT nên không biết để kiến nghị việc sử dụng lao động không thực hiện quyền lợi tham gia BHXH – BHYT cho mình. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt chính sách BHXH – BHYT BB làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Một bộ phận nhân dân chưa thông suốt việc tăng mức phí thu BHYT TN, chỉ tham gia khi có người đau ốm. Việc xây dựng lộ trình BHYT toàn dân đã thực hiện song khi triển khai chưa quyết liệt.

Đối tượng tham gia còn hạn chế; một số tìm mọi cách lạm dụng quỹ BHYT như: đòi hưởng nhiều, thông đồng với thầy thuốc; xin bệnh án, hoá đơn sai; xin đăng ký nơi KCB không đúng theo quy định.

Cơ chế quản lý thu chi đôi khi còn thiếu tính chính xác, thiếu tính minh bạch, hồ sơ sổ sách theo dõi và quản lý chi chưa thật sự yên tâm. Công tác giám định chưa được chặt chẽ.

2.2. Nguyên nhân:

Các biện pháp chống lạm dụng từ phía người tham gia BHYT, các biện pháp chống thất thu, tăng cường truy thu đôi khi còn thiếu kiên quyết hoặc thẩm quyền còn hạn chế.

Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các ngành chưa đầy đủ, coi công tác BHYT nói chung, BHYT TN nói riêng là tự nguyện hoàn toàn việc tham gia hay không tham gia là tuỳ thuộc vào nhân dân, học sinh, phụ huynh học sinh, hội viên các đoàn thể, có đơn vị lại cho đây là việc riêng của ngành BHXH nên mặc dù có sự chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện nhưng đơn vị chỉ triển khai cho có, chưa tích cực tìm các biện pháp để thực hiện tốt hơn.

Công tác tuyên truyền về BHYT đã tích cực xong chưa đến được hết với mọi người dân. Vì vậy trong điều kiện hiện nay đang có nhiều loại hình bảo hiểm thương mại có bảo hiểm khác nhau; hoặc cho rằng trong khi nhân dân, phụ huynh học sinh có khó khăn nhất định về kinh tế; mặt khác từ lâu các trường học đã quen tổ chức cho học sinh tham gia bảo hiểm thân thể nên chưa chú ý đến việc tham gia BHYT cho học sinh, số người dân tham gia BHYT rất thấp.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BHYT HUYỆN VĂN LÂM

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo hiểm y tế tại BHXH huyện Văn Lâm - Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 37 - 40)