Công nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 27 - 28)

Tại thị xã Bắc Kạn có 6 cơ sở sản xuất và chế biến (Bảng 2.3), các cơ sở với việc đầu tư các trang thiết bị mới, mở rộng sản xuất đến nay đã đảm bảo thu nhập cho hàng nghìn công nhân. Mặc dù thời điểm hiện tại, lạm phát đang tăng cao nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may vẫn ổn định và phát triển, doanh thu tăng nhanh từ 7,2 tỷ năm 2009 lên 14 tỷ năm 2010. Trong khi đó năm 2007 công ty nước giải khát Bắc Kạn xây dựng phân xưởng chế biến sản xuất các loại rau, củ, quả sạch công suất 10 – 15 tấn/ngày. Dự kiến xây dựng 3 phân xưởng sản xuất chính và đã xây dựng được 2 phân xưởng: Phân xưởng sản xuất bia và phân xưởng sản xuất rượu công suất: 3.000 lít/ngày.

Ngoài các cơ sở sản xuất trên trên địa bàn còn có các cơ sở sản xuất và chế biến lâm sản vừa và nhỏ, các nhà máy sản xuất và lắp ráp lớn như nhà máy sản xuất, lắp ráp và đóng mới ô tô Tra-Las. Nhà máy ximăng Bắc Kạn, công ty khoáng sản Bắc Kạn. Đáng chú ý là xưởng sản xuất đá suối Viền. Tại mỏ đá suối Viền với diện tích 18ha, thuộc xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn, công ty đã đầu tư một dây chuyền hiện đại từ khoan nổ đến chế biến đá thành phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Bảng 2.3. Cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn

Nguồn kinh tế Bắc Kạn 2005 - 2010

Trong thời gian tới nhiều công trình kinh tế lớn và kết cấu hạ tầng xẽ được xây dựng mới và nâng cấp mở rộng như làm đường Hồ Chí Minh, xây dựng các thủy điện, thủy lợi... nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh sẽ rất lớn và có mức tăng trưởng cao. Đó là cơ hội để Bắc Kạn phát triển mạnh ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên cơ sở nguồn nguyên liệu sắn có, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trong tỉnh và cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 27 - 28)