Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 41 - 42)

Tăng cường hiệu lực của luật pháp và các chính sách như quản lý rừng , hoạt động khai thác rừng phải có giấy phép, quy định mức độ khai thác cho từng loại rừng. Đối với quỹ đất xây dựng cần quản lý chặt chẽ, hạn chế việc khai thác bừa bãi chiếm đất công làm nhà.

Ban hành các chính sách khuyến khích mở rộng các mô hình KT – XH theo chiều hướng PTBV. Đối với đất làm các cơ sở kinh tế cần có chính sách phát triển từng vùng cho phù hợp, tại địa phương nguồn lợi thu nhập từ rừng chưa nhiều, nên khuyến khích người dân trồng rừng, hướng dẫn và cung cấp vốn cho hộ gia đình, tập thể trồng các cây rừng có giá trị và có ích cho việc giảm thiểu tai biến. Khung thời gian thu hoạch rừng cũng phải được phổ biến rõ ràng cho người dân địa phương để tránh việc người dân thu hoạch sớm dẫn tới không tận dụng được giá trị của cây, cần có công tác trồng rừng phục hồi ngay sau khi thu hoạch. Xử lý nghiêm khắc các cá nhân chặt phá rừng bừa bãi, xử phạt các hộ dân khai đào mở rộng diện tích đất ở trong vùng có nguy cơ trượt lở cao. Đối với khu vực ảnh hưởng lớn bởi trượt lở cần

có chính sách ưu tiên ứng phó, hỗ trợ, di rời khi có tai biến xảy ra. Kêu gọi người dân chung tay khắc phục ảnh hưởng tai biến.

Thực hiện các chương trình, dự án quản lý rủi ro trượt lở. Nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế thi công. Bờ dốc nhân tạo được hình thành do con người, thông qua sự khảo sát, thiết kế, và khai đào của con người.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 41 - 42)