Đánh giá hiện trạng tai biến trượt lở

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 30 - 33)

Trượt lở là kiểu tai biến điển hình khu vực, nguyên nhân dẫn tới sự trượt lở phải kể tới. Sự tăng cao độ dốc hay phá hoại chân sườn dốc, mái dốc do cắt xén, khai đào hoặc sói lở, do quá trình thi công mái dốc giảm độ bề mặt của đất đá do tẩm ướt, trương nở, giảm độ chặt , phong hóa, phá hoại kết cấu tự nhiên cũng như liên quan với quá trình phát triển từ biến trong đất đá. Sự tác động của áp lực thủy tĩnh và thủy động lên đất đá trong đới hình thành sườn dốc. Các tác động bên ngoài như chất tải trên sườn dốc và khu kế cận sườn dốc, các dao động địa chấn và vi địachấn.

Ảnh 3.1. Nhà được xây sát chân mái dốc Ảnh 3.2. Người dân dọn đất chân mái dốc Hiện tượng trượt lở tại thị xã Bắc Kạn xảy ra khá phổ biến vào mưa, chủ yếu xảy ra tại các nơi có hoạt động mạnh của vỏ phong hóa, những khu vực có cấu trúc đất đá yếu, các khu vực khai đào mái dốc lấy diện tích đất làm nhà ở hay chuồng trại của người dân địa phương (Ảnh 3.1, 3.2), hoặc như những nơi khai phá tatuy mở rộng giao thông mà không có các biện pháp gia cố mái taluy. Các kết quả nghiên cứu về trượt lở trong những năm qua ở thị xã Bắc Kạn cho thấy ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh đến trượt lở đóng vai trò rất quan trọng. Trượt lở chỉ phát sinh mạnh mẽ ở các tuyến đường giao thông và những khu vực khai đào mái dốc làm nhà ở. Thực tế là đường giao thông làm đến đâu thì phần đất đai hai bên đường lại được mở

và thậm chí một số đoạn đường nhánh, hình thành chủ yếu do dân tự khai đào. Một số vụ trượt lở điển hình xảy ra ở khu vực được ghi nhận như sau: năm 1992, trượt lở mạnh xảy ra trên quốc lộ 3 tại tọa độ 22o 03’06”vĩ độ Bắc và 105o 52’36” kinh độ Đông. Vụ trượt lở này đã gây ách tắc giao thông ở khu vực trong thời gian dài. Trong cơn bão số 2 năm 2001, mưa lớn làm nước lũ dâng cao đã gây ngập lụt ở nhiều nơi và gây trượt lở tại 11 điểm. Nhiều khối lượng trượt lên tới 16000m3 và đã gây ách tắc giao thông trên quốc lộ 3 đoạn chợ Mới đi thị xã Bắc Kạn, và thị xã Bắc Kạn đi chợ Đồn. Ước tính thiệt hại về đường giao thông khoảng 2,68 tỉ đồng (Theo tin của VASC ngày 5/7/2001).

Theo kết qủa khảo sát thực địa 2011, trượt lở ở khu vực nghiên cứu xảy ra khá phổ biến, phân bố thành nhiều tuyến, vùng và điểm khác nhau do sự khác biệt về cấu trúc địa chất, vỏ phong hóa, tính chất cơ lý của đất đá, đặc điểm địa hình và hoạt động nhân sinh. Cụ thể bằng khảo sát nhận định một số nơi đã xảy ra trượt lở: khu Khuổi Lang, Giao Lâm, đoạn km 139 Chiến Thắng Phủ Thông, đoạn Lủng Hoàn, đường Kon Tum (Ảnh 3.3) và dọc hành lang Đông Tây (Ảnh 3.4) của thị xã. Hiện trạng của các khối trượt mức trung bình tới cao, khoảng từ vài chục tới trăm m3 đất.

Ảnh 3.3. Trượt lở tại tuyến đường Kon Tum Ảnh 3.4. Khối trượt trên hành lang phía Tây

3.1.2. Phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn

Mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở khu vực nghiên cứu được đánh giá dựa vào các tiêu chí sau: hiện trạng tai biến trượt lở (cường độ, tần xuất, phạm vi ảnh hưởng); các yếu tố cường hóa trượt lở như: yếu tố tự nhiên (cấu trúc địa chất, độ che phủ thảm thực vật…); hoạt động nhân sinh (xây dựng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp…).

Các tiêu chí đánh giá này được xác định trọng số và cho điểm trên từng ô vuông của sơ đồ hiện trạng tai biến trượt lở. Trọng số của các tiêu chí từng ô sẽ là

khác nhau tùy thuộc vàophạm vi ảnh hưởng, tần suất, cường độ tai biến và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cường hóa tai biến. Tổng hợp dữ liệu theo đó các ô có nguy cơ trượt lở cao hơn sẽ được đánh trọng số cao hơn các ô có nguy cơ trượt lở thấp. Mức độ nguy hiểm bao gồm khu vực có nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao .

Kết quả phân vùng mức độ nguy hiểm do trượt lở được thể hiện trên sơ đồ mức độ nguy hiểm (Hình 3.1)

Vùng I: Vùng có mức độ nguy hiểm thấp chiếm diện tích không lớn bao gồm

các khu vực trung tâm thị xã nơi có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, hoặc những nơi có đá gốc rắn trắc, bao gồm một phần khu vực phía Đông thị xã gồm các xóm Bản Vẹn, Tổng Nẻng, Bản Cạu xã Huyền Tụng, khu vực Phạc Trăng, Nà Pèn, Nà Pẻn xã Dương Quang, khu Nà Bản, Nà Thịnh xã Nông Thượng.

Vùng II: Vùng có mức độ nguy hiểm trung bình: phân bố một phần khu vực

xã Xuất Hóa, một phần phía Đông xã Huyền Tụng, dọc quốc lộ 3 khu vực thôn Pá Danh, Khuổi Dũm, Giao Lâm, Khuổi Lang. Tổ 10, 11 phường Phùng Chí Kiên, tổ 12 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đây cũng là khu vực tập trung nông nghiệp lớn của toàn thị xã.

Vùng III: Vùng có mức độ nguy hiểm cao: đá gốc bị phong hóa mạnh chiếm

diện tích các khu vực dọc quốc lộ 3 đoạn xã Huyền Tụng đi Cao Bằng, khu vực cầu Suối tụng, tổ 14 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Vành đai phía Đông tổ 9, 11B phường Đức Xuân, đoạn Nà Ôi xã Dương Quang, một phần phường sông Cầu, đoạn Nà Bản, bản Đồn xã Xuất Hóa. Vùng III chiếm diện tích trung bình trong tổng diện tích thị xã.

Vùng IV: Vùng có mức độ nguy hiểm rất cao: bao gồm các khu vực dọc quốc

lộ 3 đoạn Mai Hiên tới khu vực tổ 4 phường Phùng Chí Kiên, khu vực đường vành đai phía Tây thị xã khu trung tâm điều dưỡng, một phần thuộc phường Sông Cầu, xã Dương Quang, khu vực khai thác đá xã Xuất Hóa, đặc điểm khu vực này là nơi hoạt động nhân sinh mạnh, đất đá bị phong hóa mạnh, độ gắn kết yếu.

3.2. Đánh giá mật độ các đối tượng bị tổn thương

3.2.1. Nhận định các đối tượng bị tổn thương

Các đối tượng bị tổn thương được nhận định là con người, các công trình nhân sinh (đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, nhà cửa, trường học, bệnh viện, trụ sở, công trình văn hóa...) và tài nguyên đất (nông nghiệp và phi nông nghiệp...).

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 30 - 33)