Phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 36 - 39)

Việc phân vùng khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội được xây dựng dựa vào các tiêu chí ứng phó tự nhiên – xã hội nêu trên. Kết quả, khu vực nghiên cứu được phân vùng khả năng ứng phó theo mức độ tăng dần (Hình 3.3).

Vùng I: Vùng có khả năng ứng phó thấp: bao gồm các khu vực như khu vực

cầu Xuất Hóa, xưởng chế biến sắn, đoạn quốc lộ 3 từ Mai Hiên tới ngã 3 Phùng Chí Kiên. Đặc điểm của khu vực này là ít dân cư, mật độ che phủ thực vật thấp, quá trình phong hóa xảy ra mạnh.

thôn Nà Pèn. Đặc điểm của khu vực là dân cư thưa, xa trung tâm, các công trình kiên cố như kè đá chưa được xây dựng mật độ rừng mức trung bình, trình độ dân trí thấp. Không có đủ khả năng ứng phó cũng như sự trợ giúp từ phía chính quyền.

Vùng III: Vùng có khả năng ứng phó cao phân bố ở khu vực trung tâm thị xã,

tổ 2, 3, 4, phường Phùng Chí Kiên, Tổ 7a Phường Đức Xuân, khu vực công ti ô tô, quốc lộ 3 đoạn xã Nông Thượng, và một phần đoạn đi Cao Bằng. Đặc điểm của những nơi này đó là khu vực tập chung dân cư từ mức trung bình tới rất cao. Cơ sở hạ tầng phát triển tuy nhiên chưa có kinh nghiệm và ít tiếp xúc với tai biến, khu vực có địa hình bằng phẳng hoặc có cấu tạo đá rắn chắc.

Vùng IV: Vùng có khả năng ứng phó rất cao: đặc điểm của khu vực là nơi có

cấu trúc đá rắn chắc như đoạn nhà máy Xi Măng Bắc Kạn, bản Bẹt, khu vực hành lang phía Đông từ cầu Bẩn tới công ty may Bắc Kạn, tổ 5, 7b, 8, 11c phường Đức Xuân, tổ 1, 2 phường Phùng Chí Kiên khu vực bệnh viện tỉnh và phía Tây thị xã khu trung tâm điều dưỡng, trường Cao Đẳng Sư Phạm, khu vực xã Dương Quang. Những nơi này là những khu được mở rộng diện tích, các công trình cơ sở gắn liền với các công trình tường, kè. Vì cũng gần trung tâm và cơ sở y tế nên việc phục hồi cũng nhanh hơn, các cơ sở hạ tầng đáp ứng khi có tai biến xảy ra.

3.4.Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở

Mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường của khu vực được đánh giá dựa vào chỉ số mức độ nguy hiểm do tai biến trượt lở, các đối tượng bị tổn thương, và khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội.

Kết quả khu vực nghiên cứu được chia làm 4 vùng có mức độ tổn thương khác nhau.

Vùng I: vùng có MĐTT thấp: chiếm phần nhỏ khu vực nghiên cứu một phần

khu Phạc Trăng xã Dương Quang, khu Bản Vẹn xã Huyền Tụng, một phần xã Nông Thượng, đặc điểm của vùng 1 là nơi dân cư thưa, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn. Không bị ảnh hưởng mạnh bởi các hoạt động kinh tế. Khả năng ứng phó ở mức kém, địa hình tương đối bằng phẳng.

Vùng II: vùng có MĐTT trung bình: phân bố chủ yếu ở xã Huyền Tụng khu

vực Bản Cạu, Tổng Nẻng, khu vực xã Dương Quang, một phần phường sông Cầu, một phần thuộc xã Nông Thượng, mỏ đá suối Viền, thuộc xã Xuất Hóa. Đặc điểm của vùng II là chịu ảnh hưởng của tai biến ở mức độ trung bình, dân cư thưa thớt, khả năng ứng phó thuộc cấp trung bình, các hoạt động nhân sinh không mạnh.

Vùng III: vùng có MĐTT cao: chiếm diện tích lớn trong khu vực nghiên cứu,

tiếp giáp với vùng có MĐTT trung bình đó là các khu Bản Đồn, xí nghiệp chế biến sắn thuộc xã Xuất Hóa, một phần thuộc xã Nông Thượng, phía Đông phường Sông Cầu, phường Phùng Chí Kiên, Phường Đức Xuân, đoạn quốc lộ 3 đường đi Cao Bằng, một phần xã Dương Quang. Đặc điểm của vùng III là nguy cơ xảy ra tai biến ở mức độ cao, chịu sức ép phát triển kinh tế tương đối lớn, khả năng ứng phó cao với hệ thống kè đá chắc trắn, người dân cũng đã có nhận thức về mức độ nguy hiểm của tai biến.

Vùng IV: vùng có MĐTT rất cao: chiếm diện tích phần lớn trung tâm thị xã

giới hạn bởi hai đường vành đai phía Đông và phía Tây thị xã bao gồm các đơn vị hành chính như tổ 2, 3, 4, 5 phường Phùng Chí Kiên, 11c, 7a, 7b, 6, 8 phường Đức Xuân, tổ 1, 2 phường Nguyễn Thị Minh Khai. Với hệ thống giao thông tương đối tốt, dân cư tập trung đông, mức độ nguy hiểm do tai biến trượt đất ít, khả năng ứng phó ở mức trung bình. Công tác phòng tránh tai biến của các cơ sở hạ tầng vùng tốt. Tập chung nhiều công trình kiên cố, hoạt động nhân sinh diễn ra mạnh, là nơi có nguy cơ tai biến cao, đặc biệt là hệ thống đường vành đai Đông Tây. Vùng có MĐTT cao còn nhận định ở đoạn quốc lộ 3 đoạn Mai Hiên tới cầu Bẩn, tại đây mức độ nguy hiểm do tai biến trượt đất ở mức rất cao. Tuy nhiên khả năng ứng phó của khu vực lại ở mức thấp – trung bình. Chủ yếu dựa vào hệ sinh thái thảm thực vật.

Kết quả đánh giá MĐTT do tai biến trượt lở tại thị xã Bắc Kạn cho thấy vùng có MĐTT cao thường là những khu vực được kết hợp mức độ nguy hiểm do tai biến cao đến rất cao với khả năng ứng phó ở mức trung bình – thấp. Những khu vực mà MĐTT thấp thường ít bị đe dọa bởi tai biến trượt lở, khả năng ứng phó cũng ở mức trung bình – thấp.

Chương 4. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu thiệt hại do trượt lở

Thị xã Bắc Kạn là đô thị trẻ đang phát triển mạnh, tuy nhiên đang bị tổn thương cao do tai biến trượt lở. Do đó, các giải pháp phòng chống, giảm thiểu và ứng phó tai biến trượt lở trở nên cấp thiết hơn. Trên cơ sở đó, một số giải pháp được đề xuất như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 36 - 39)