Tăng sức chống trượt bằng giải pháp thoát nước, công trình kiên cố

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 40 - 41)

Hạn chế ảnh hưởng của nước mặt. Phương pháp này giảm được sự sói lở bờ dốc do dòng nước mặt gây nên, giảm sự hình thành các nêm nước trong đới đá nứt nẻ, giảm tác dụng bôi trơn đối với đất sét trong khe nứt và trên mặt lớp. Giải pháp này được áp dụng ở nhiều sườn dốc tự nhiên và nhân tạo: trồng rừng, trồng cỏ bảo vệ mái dốc khỏi sói mòn, làm các rãnh thoát nước, gom nước mặt về một hố và từ đây, nước được tự chảy hoặc bơm ra khỏi hố đào. Phương pháp này áp dụng cho các khu vực nhà dân nằm dưới chân đồi.

Sức chống trượt của đá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới độ ổn định của mái dốc. Để tăng khả năng chống trượt của đá có thể tăng hệ số ma sát hoặc lực liên kết:

− Khoan phụt vữa ximang vào các khe nứt để tăng lực liên kết và góc nội ma sát của khối đất đá.

− Neo ứng suất trước để tăng lực ma sát ở mặt trượt. Khi làm việc, sức căng của neo tạo ra ứng suất trong vùng khe nứt phát triển, một mặt làm đá bị nén lại, tăng hệ số ma sát.

− Xây dựng tường chống, tường chắn để tăng lực giữ cho khối đá: Bằng trọng lượng bản thân và hệ số ma sát nền. Dùng cọc để tăng lực liên kết của khối đá. Giải pháp này ứng dụng cho đường giao thông những nơi có vách đá là taluy. Bên cạnh đó, các tuyến đường được xây dựng cần có quy hoạch chi tiết và chú ý với việc bồi hoàn môi trường. Ví dụ như tuyến quốc lộ 3 và một số đoạn đường chạy trong thị xã sau một thời gian ngắn đi vào sử dụng đã hình thành nhiều khối sạt lở trên sườn dốc, mương xói. Giải pháp khắc phục là có thể trồng cỏ vetiver hoặc trồng cây ở một số khu vực để trả lại cảnh quan môi trường. Hơn nữa, dọc các tuyến đường có rất nhiều khu dân cư được xây dựng gần chân mái dốc, bị tổn thương cao do trượt lở. Do dó, giải pháp được sử dụng phổ biến nhằm chống trượt lở là xây dựng kè chân mái dốc. Tuy nhiên, việc kè chân mái dốc trong điều kiện thực tế ở một số nơi như thị xã Bắc Kạn nhìn chung là ít phát huy tác dụng do trượt lở chủ yếu phát sinh trong tầng đất phong hóa ở trên đỉnh mái dốc (Ảnh 4.2). Để khắc phục thì cần chú ý các chi tiết sau: nhà không được xây dựng quá gần mái dốc; phần đất là sét đỏ nâu cần được san gạt xuống với góc dốc khoảng 30o ; Trường hợp nhà gần mái dốc hơn, nên xây tường chắn đất có thể sạt xuống, không nên xây kè ấp mái chân sườn

Ảnh 4.2. Tường chống trượt lở của người dân tại thị xã Bắc Kạn

4.2.Biện pháp phi công trình

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên – môi trường do tai biến trượt lở khu vực thị xã Bắc Kạn (Trang 40 - 41)