Tiền Phong[36]:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN (Trang 34 - 36)

2. Bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng thành lập tập đoàn báo chí:

2.1. Tiền Phong[36]:

Hiện nay, Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm nhất với 6 đầu báo (Tiền Phong ngày, Tiền Phong chủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, Tiền Phong giữa tháng, Người đẹp Việt Nam, Mỹ phẩm, Tri thức trẻ) và có website www.tienphongonline.com. Ấn phẩm của Tiền Phong (đặc biệt là các ấn phẩm phụ) đạt được tỉ lệ phát hành khá cao.

Từ 5 năm trước đây, Tiền Phong đã bước chuẩn bị cho việc trở thành một tập đoàn báo chí, với việc định ra một chiến lược phát triển phù hợp với tiêu chí của tờ báo. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Nghề Báo (số 21, tháng 7/2004), tổng biên tập Dương Xuân Nam đã khẳng định con đường tất yếu của sự phát triển là hiện đại hoá báo chí: “Có nghĩa, phải trở thành một tập đoàn báo chí thực sự chứ không chỉ đơn thuần làm báo, sống bằng viết báo, tái đầu tư bằng tiền bán báo.”[13] Theo chiến lược này, song song với việc gia tăng ấn phẩm, báo Tiền Phong thành lập công ty cổ phần Tiền Phong chuyên lo công tác quảng cáo – phát hành, dẫn đến tổng doanh thu của cả hai hoạt động kinh tế và báo chí hàng năm đạt không dưới 150 tỷ đồng. Công ty Tiền Phong không những là chỗ dựa kinh tế tài chính cho Tiền Phong, mà còn giúp cho việc phân tách rạch ròi giữa khâu nội dung và khâu “chạy quảng cáo” của phóng viên, hạn chế khuynh hướng “lá cải”, “bán báo”. Tờ báo cũng có đủ điều kiện để mời những cây bút có nghề trong làng báo, đào tạo tại chỗ và gửi phóng viên đi học nước ngoài để nâng cao trình độ làm báo, thực hiện cơ chế thu nhập và thưởng phạt nghiêm minh …

Bên cạnh đó, Tiền Phong còn tổ chức những hoạt động xã hội mang tầm quốc gia như các cuộc thi Hoa hậu, Siêu cúp bóng đá quốc gia …, nhằm mục đích quảng bá thương hiệu tờ báo.

Qua nghiên cứu một số tập đoàn báo chí trên thế giới, đặc biệt là các tập đoàn báo chí Trung Quốc, có thể thấy báo Tiền Phong gần như đã thực hiện đúng các bước đi để trở thành tập đoàn báo chí. Có điều, phạm vi hoạt động kinh tế và doanh thu của tờ báo còn hạn chế nên chưa thể gọi Tiền Phong là một tập đoàn báo chí, dẫu chỉ là ở quy mô nhỏ như tập đoàn báo chí Thẩm Quyến của Trung Quốc 8 năm trước đây (1998).

luận về “danh phận” tập đoàn báo chí. Tổng biên tập Dương Xuân Nam cho rằng “Để nên danh phận, phải hội đủ thế và lực!” Để chuẩn bị cho sự ra đời của tập đoàn báo chí, ông cho rằng cần chuẩn bị 3 thực tiễn sau đây:

(1) Về phía Nhà nước: cần có cơ chế, chính sách, sự hỗ trợ cụ thể trong điều kiện cụ thể

của Việt Nam.

Cụ thể hơn, cần có cơ chế để các tờ báo mạnh thâu nạp các tờ báo không làm ăn được, “nuôi họ và làm hay lên” [12]. Điều đó có nghĩa là Nhà nước phải tiến tới không bao cấp báo chí, cho ra đời quy chế sáp nhập các tờ báo. Bên cạnh việc sáng lập, việc sáp nhập và thậm chí mua lại các tờ báo là những bước đi tất yếu để hình thành các tập đoàn báo chí trên thế giới. Mặt khác, cũng cần có cơ chế quản lý thông thoáng tương đối, nên giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật cho những người đứng đầu cơ quan báo chí[37]. Đối với vấn đề hỗ trợ, cần hỗ trợ thông qua việc trợ giá giấy in báo, và việc miễn, giảm thuế, bởi hiện thời, các tờ báo có quy mô hoạt động rộng như Tiền Phong phải gánh 4- 5 loại thuế, từ thuế doanh nghiệp, thuế vốn, thuế đầu tư cho đến thuế thu nhập … Theo Tổng biên tập báo Tiền Phong, đặt vấn đề hỗ trợ không mâu thuẫn với yêu cầu “tự thân vận động”, bởi đó là hỗ trợ cần thiết trong 10 – 20 năm đầu hình thành tập đoàn.

(2) Về vị thế của tờ báo: để trở thành tập đoàn, tờ báo phải có uy tín chính trị, đặt ra được

những vấn đề lớn của xã hội và thời đại.

(3) Về lực của tờ báo: tờ báo phải có số phát hành lớn, có nhiều ấn phẩm (6 – 7 ấn phẩm trở

lên), đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, có công ty, xí nghiệp riêng, có trụ sở …

Tính đến cuối năm 2005, công tác chuẩn bị về thế và lực của Tiền Phong đã tiến thêm một bước. Về thế, tờ báo chú trọng đầu tư cải tiến hình thức và nội dung nhằm mở rộng đối tượng độc giả; mở mang các hoạt động xã hội bằng cách thành lập thêm các quỹ từ thiện. Về lực, ngoài Công ty Tiền Phong, Tiền Phong tăng cường hội nhập thương trường, chủ động phát triển kinh tế báo chí bằng cách mở thêm một số văn phòng giới thiệu việc làm, du học, các nhà sách … Dự định trong năm 2006, tức sau khi có chủ trương hình thành tập đoàn báo chí của chính phủ, của báo Tiền Phong là đầu tư về trụ sở tờ báo, về đào tạo phóng viên, mở rộng các điểm in mới, xây dựng nhà sách quy mô lớn nhất miền Bắc, … Phát biểu của người đứng đầu báo Tiền Phong và những động thái của tờ báo này tỏ rõ quyết tâm và sự tự tin trong ý định vươn lên thành lập tập đoàn báo chí. Vấn đề của Tiền Phong là ở sự cho phép của Nhà nước, không chỉ cho phép về danh nghĩa mà còn cho phép thông qua việc định ra các cơ chế, chính sách phù hợp.

2.2. VietNamNet[38]:

Xuất thân là một website dịch vụ cung cấp tin tức tiếng Việt (12.1997 – www.Việt Namn.Việt Nam), tờ báo điện tử VietNamNet (1.2003 – www.vietnamnet.Việt Nam) được xem là “hiện tượng báo chí” trong vài năm gần đây.

Tuy không có “thế” về chính trị, song VietNamNet lại có thế “sinh ra” từ một công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Bộ Bưu chính Viễn thông, đơn vị thành viên tập đoàn Bưu chính Viễn Thông (Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC), nghĩa là có khả năng gắn kết các hoạt động truyền thông và viễn thông. Đây cũng là một hướng phát triển lên tập đoàn từng có tiền lệ trên thế giới (tập đoàn Shin Corporation của Thái Lan cũng phát triển từ ngành viễn thông sang). Chính vì thấy được thế mạnh của mình, thay vì đề cập trực tiếp đến việc trở thành một tập đoàn báo chí (truyền thông), ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Biên Tập Báo điện tử VietNamNet chỉ đưa ra định hướng: “Xây dựng VietnamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí.” Thực chất, nếu làm được điều này, tức là mặc nhiên đã trở thành một tập đoàn truyền thông. Là một người hiểu rõ thế nào là một tập đoàn truyền thông, ông Nguyễn Anh Tuấn nói: “Hai từ “tập đoàn” nghe có vẻ to tát, nhưng nếu hiểu là “doanh nghiệp truyền thông, có nhiều loại hình báo chí, hoạt động trên cơ sở tự hạch toán, không sống dựa vào bao cấp của nhà nước” thì sẽ hợp lí hơn”.

Về lực, VietNamNet có báo điện tử VietNamNet tiếng Việt, VietNamNet tiếng Anh, VietNamNet T.V, Người Viễn Xứ, Netmode, Giai Điệu Xanh, E-Chip và một công ty mạnh về tài chính là VASC. (Cách đây vài năm, VietNamNet có ý định ra tờ nhật báo VietNamNet nhưng chưa đủ nguồn lực, không hẳn là vì thiếu hụt tài chính). Hiện nay, tuy hệ thống báo điện tử của VietNamNet Group vẫn chưa sinh lợi trực tiếp và mỗi năm VASC vẫn phải bù lỗ vài tỷ, nhưng tương lai hứa hẹn của báo điện tử đang đến rất gần. Ngoài ra, VietNamNet cũng có một số hoạt động xã hội gây tiếng vang trong và ngoài nước, nổi bật là hoạt động “Vinh danh đất Việt” và website liên kết báo chí khu vực ASEAN.

Như vậy, đứng trước Quyết định 219, về lý thuyết, tờ báo điện tử này được xem là có khả năng chuyển mình thành một tập đoàn truyền thông.

Theo Tổng biên tập Báo điện tử VietNamNet, hiện tại, tờ báo này đang “chuẩn bị con người, cập nhật thông tin về thị trường truyền thông, nghiên cứu, tìm hiểu mô hình của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới, đặc biệt là chuẩn bị chiến lược cho doanh nghiệp của mình để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.” [30] Mục tiêu mà VietNamNet hướng đến trước mắt là trở thành một công ty truyền thông đa phương tiện, trên cơ sở ứng dụng những công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông thế hệ mới nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp cho bạn đọc ngày càng nhiều thông tin, kiến thức bổ ích. Hướng đi của VietNamNet là một hướng đi thận trọng, khôn ngoan trong bối cảnh báo chí – truyền thông Việt Nam đang có nhiều biến động, cũng là một hướng đi bài bản học tập từ các tập đoàn truyền thông nước ngoài. Điều đó thể hiện ngay từ trong cách phát ngôn của Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn trước báo chí: “Tôi có 2 khát vọng lớn: xây dựng VietNamNet thành công ty truyền thông đa phương tiện, đa loại hình báo chí có uy tín trong nước và quốc tế, được bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước trân trọng. Khát vọng thứ hai là thấy mọi cán bộ, nhân viên VietNamNet hạnh phúc, thành đạt.”

Góp ý quan trọng của VietNamNet trong vấn đề xây dựng tập đoàn báo chí ở Việt Nam chính là: ngoài thế và lực (điều kiện cần), tập thể cơ quan báo chí còn phải có ý muốn, khát vọng thành lập tập đoàn (điều kiện đủ). Ứng dụng vào thực tế hiện nay, có thể thấy yêu cầu này rất có giá trị. Ngoài ra, Tổng biên tập Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh đến vai trò của người lãnh đạo cơ quan báo chí: phải có tầm nhìn, phải có sự hiểu biết về thị trường truyền thông quốc tế, có mối quan hệ với các tập đoàn báo chí trên thế giới, có chiến lược đúng, độc đáo, tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng lược phát triển thông tin đến năm 2010 rất phù hợp với xu hướng phát triển của truyền thông. Cũng như Tiền Phong, để bảo đảm lộ trình hình thành một tập đoàn báo chí, VietNamNet đưa ra một số đề xuất đối với phía Nhà nước:

(1) Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý

(2) Nhà nước nên có quan niệm mới: xem truyền thông là một ngành kinh tế [31], cơ quan báo chí là một doanh nghiệp [30], và như vậy, đã là cơ quan báo chí thì được phát triển đa loại hình báo chí, miễn là tự chủ về tài chính và hoạt động hiệu quả, nên bỏ cơ chế xin – cho.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w