Saigon Times Group:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN (Trang 38 - 44)

2. Bước chuẩn bị của các tờ báo có triển vọng thành lập tập đoàn báo chí:

2.5.Saigon Times Group:

Bộ Văn hoá – Thông tin đánh giá Saigon Times Group là một trong những cơ quan báo chí “đã manh nha hoạt động theo mô hình tập đoàn”[1], và lấy cơ quan này làm một trong những căn cứ thực tế khi soạn thảo chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 [41]. Saigon Times Group là tên gọi chung của 1 nhóm gồm 2 tờ báo tiếng Việt (Thời báo Kinh tế Sài Gòn; Thời báo Vi tính Sài Gòn); 2 tờ báo tiếng Anh (Saigon Times Weekly; Saigon Times Daily); 2 tờ phụ trương Địa ốc và Chào; 2 tổ chức phi lợi nhuận là Saigon Times Club và Saigon Times Foundation.

Vì danh xưng “group”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn gặp nhiều “trắc trở”. Từ đó, có thể thấy Saigon Times Group không mạnh về “thế”, dù Thời báo Kinh tế Sài Gòn (ấn phẩm chính) ra đời theo chủ trương của các vị lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh [20].

Về lực, Saigon Times Group sớm tự chủ về tài chính, thông qua doanh số phát hành và quảng cáo. Ngoài ra, tờ báo có thêm nguồn thu từ nhà hàng Blue Ginger, tủ sách “Kinh tế và Phát triển”, ... Số lượng ấn phẩm của Saigon Times Group tuy nhiều nhưng số phát hành chỉ ở mức tương đối, thậm chí Saigon Times Group vẫn phải bù lỗ cho tờ Saigon Times Daily. Các hoạt động xã hội của Saigon Times Group nhắm đến mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước.

Thế và lực của Saigon Times Group đều không bằng một số cơ quan báo chí khác. Cái quý giá mà Saigon Times Group có chính là kinh nghiệm tổ chức, quản lý bài bản. Trao đổi với người thực hiện đề tài, ông Tổng Biên Tập Võ Như Lanh, người đã sớm tìm hiểu về các tập đoàn báo chí trên thế giới, cho biết Saigon Times Group “bất ngờ” khi được trở thành “dẫn chứng”. Ông cho biết Saigon Times Group hoàn toàn không có ý định tiến lên thành lập một tập đoàn báo chí, nhất là khi ở Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là một tập đoàn báo chí, lại chưa có cơ chế phù hợp. Saigon Times Group muốn phát triển theo hướng tự thân vận động. Đối với Saigon Times Group, ý nghĩa thực sự của chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam nằm ở chỗ: tạo điều kiện thông thoáng hơn cho báo chí làm kinh tế. Danh nghĩa “tập đoàn báo chí” sẽ là cái đến sau, một khi các cơ quan báo chí đã phát triển toàn diện ở một mức độ nào đó.

Nhìn vào quá trình hình thành và phát triển của Saigon Times Group, có thể thấy họ rất thận trọng trong từng bước đi, và luôn tuân thủ theo chiến lược đề ra ngay từ buổi đầu (15 năm trước): hướng đến việc báo chí làm kinh tế. Sớm tìm hiểu về thế giới, so sánh thế và lực hiện tại của bản thân, Saigon Times Group biết rõ vị trí của mình, không vội vươn lên “tập đoàn báo chí” theo kiểu “dục tốc bất đạt”.

Đối với chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở Việt Nam, cũng như các cơ quan báo chí khác, Saigon Times Group đưa ra đề xuất về vai trò của nhà nước: phải đưa ra được định nghĩa về tập đoàn báo chí, phải tạo ra cơ chế để cơ quan báo chí được đối xử đúng nghĩa như một doanh nghiệp.

2.6. Tuổi Trẻ:

Tuổi Trẻ là cơ quan khá “im hơi lặng tiếng” trong vấn đề thành lập tập đoàn báo chí,

kể cả trước và sau khi có Quyết Định 219. Mặc dù vậy, đây là một trong số những cơ quan báo chí có thế và lực mạnh nhất nước.

Về thế, Tuổi Trẻ ngang với Tiền Phong.

Về lực, Tuổi Trẻ là cơ quan tự hạch toán kinh tế sớm nhất (từ năm 1980) và hoạt động có hiệu quả nhất (riêng hoạt động quảng cáo đã thu về 270 tỉ đồng mỗi năm [21]). Hiện tại, Tuổi trẻ có 4 ấn phẩm (nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, Tuổi Trẻ cười, Tuổi Trẻ Online), với con số phát hành ấn phẩm chính (nhật báo Tuổi Trẻ) gần 400.000 ấn bản/kì, là tờ báo có uy tín rộng rãi trong nhân dân. Cơ sở vật chất của báo Tuổi Trẻ vào hàng hiện đại nhất nước. Hoạt động phát hành và quảng cáo trên thực tế độc lập với hoạt động báo chí. Đội ngũ làm báo năng động, trình độ cao. Tờ báo có mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan báo chí trên thế giới. Bên cạnh đó, Tuổi Trẻ còn thành lập Công ty Thế kỉ 21 để kinh doanh địa ốc, và đang bước đầu kinh doanh xuất bản sách, du lịch.

Về ý chí, vào tháng 7/2005, báo Tuổi Trẻ đã đặt mục tiêu “đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát hành hàng triệu bản/ngày, phấn đấu để trở thành một tập đoàn báo chí hùng mạnh.”[21]

Như vậy, về lý thuyết, Tuổi Trẻ hội đủ các yêu cầu để tuyên bố thành lập tập đoàn báo chí hiểu theo kiểu Trung Quốc trong thời điểm hiện tại. Vướng mắc duy nhất của cơ quan này là cơ chế, chính sách từ phía nhà nước.

Tuy báo Tuổi Trẻ cũng không phúc đáp thư mời phỏng vấn, người thực hiện đề tài NCKH đã có một cuộc tiếp xúc với ông Trương Quang Vĩnh, Phó Tổng Biên Tập báo Tuổi Trẻ. Ông Vĩnh cho rằng Tuổi Trẻ chỉ mới ở giai đoạn “manh nha”, chỉ mới đi “những bước đi đầu tiên” tiến tới thành lập tập đoàn báo chí. Và như vậy, Tuổi Trẻ đang có những dự định mới nhằm gia tăng nội lực của mình: ra thêm nhiều ấn phẩm nhắm đến từng đối tượng cụ thể, thuê kênh truyền hình cáp, …

Cũng như Saigon Times Group, Tuổi Trẻ tin rằng mình phát triển đúng hướng và không quá quan trọng về danh nghĩa “tập đoàn báo chí”. Điều báo Tuổi Trẻ quan tâm nhân chủ trương hình thành tập đoàn báo chí là Nhà nước tháo gỡ những ràng buộc bất hợp lý (nhất là trong hoạt động quảng cáo), định ra cơ chế quản lý các cơ quan báo chí (theo luật doanh nghiệp), cần có những quy định cụ thể trong luật báo chí phù hợp với tình hình mới.

Tiểu kết

Trong khi giới báo chí ngoài Bắc bàn tán sôi nổi xung quanh chủ trương hình thành tập đoàn báo chí của Nhà nước, giới báo chí trong Nam chỉ âm thầm chuẩn bị. Trong khi Nhà nước phân trách nhiệm cho các báo, các báo lại đặt vấn đề về chính sách đối với nhà nước. Về vấn đề này, có lẽ trách nhiệm đang đặt năng lên Nhà nước, bởi các báo đã có chiến lược phát triển hoạt động kinh tế báo chí lâu rồi. Trong khi chờ thời gian để các báo tích luỹ nội lực, kiến nghị Nhà nước cần sớm hoàn thiện khâu hoạch định cơ chế, chính sách pháp luật.

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, đời sống báo chí Việt Nam có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Tuy cơ chế chưa có, nhưng thị trường truyền thông về cơ bản đã hình thành. Từ chỗ chỉ là

công cụ chính trị - tư tưởng của Đảng, báo chí từng bước bung ra làm kinh tế (cải tiến nội dung tăng doanh số phát hành, thu hút quảng cáo, tham gia vào các hoạt động kinh tế khác).

Từ thực tiễn báo chí làm ăn có hiệu quả mà vẫn duy trì được định hướng chính trị, những người lãnh đạo đã có sự đổi mới trong tư duy, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho báo chí tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là nguyên nhân dẫn đến chủ trương thành lập tập đoàn báo chí trước năm 2010, thực chất là sự hợp thức hoá hoạt động kinh doanh báo chí, tiến đến

một nền kinh tế báo chí trong nay mai.

Tuy nhiên, từ chủ trương đến thực tế còn cần một khâu chuẩn bị lâu dài, cả về tiềm lực của các cơ quan báo chí lẫn cơ chế, chính sách của nhà nước, nhất là trong hoàn cảnh nước ta chưa cho phép có báo chí tư nhân mà chỉ mới cho phép xã hội hoá một số lĩnh vực

có liên quan đến báo chí - truyền thông (như xuất bản, phát hành).

Trong bước chuẩn bị về tiềm lực, một việc hết sức quan trọng là phải hiểu rõ về cái gọi là “tập đoàn báo chí”. Ở đầu chương 2, người thực hiện đề tài NCKH SV này tạm định nghĩa: “tập đoàn báo chí”là một tập đoàn kinh tế hoạt động đa dạng trong lĩnh vực truyền thông, có thể có hạt nhân là một cơ quan báo in, báo hình, hoặc bất cứ loại hình báo chí nào

khác, và cũng có thể tham gia vào một số lĩnh vực kinh doanh ngoài truyền thông.”[41] Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của báo chí thế giới, ở Việt Nam, dù rất nhanh nhạy, tất cả các cơ quan báo chí chỉ mới ở bước “manh nha” làm kinh tế. Do đó, việc học tập

kinh nghiệm của các tập đoàn báo chí nước ngoài là một việc không thể thiếu. Báo chí Mĩ được đánh giá là một trong những nền báo chí mạnh nhất trên thế giới.

Các tập đoàn truyền thông của Mĩ có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên toàn cầu. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, cũng như kinh nghiệm làm kinh tế báo chí của Mĩ đã và đang được

nhiều quốc gia trên thế giới học hỏi, trong đó có cả Trung Quốc. Điều cần phải cân nhắc trong quá trình tiếp thu kinh nghiệm của báo chí Mĩ chính là điều kiện kinh tế - chính trị của Mĩ khác với Việt Nam. Nước Mĩ chủ trương tự do hoá tối đa lĩnh vực kinh tế báo chí. Chính

phủ Mĩ từng đặt ra các luật lệ giới hạn sở hữu truyền thông (tức là giới hạn kinh doanh truyền thông), song cũng chính cơ quan làm luật của nước này lại đấu tranh để tháo dỡ từng

điều luật một. Điều đó tạo nên đặc điểm phức tạp, chồng chéo của nền kinh tế báo chí Mĩ. Các nhà xã hội học truyền thông cho rằng đó là mầm mống của chủ nghĩa độc quyền truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông, là nguy cơ đe doạ tính dân chủ, tính minh bạch trong hoạt động báo chí, làm suy giảm chất lượng của báo chí. Do vậy, khi học tập mô hình tập đoàn truyền thông Mĩ, cần chú

trong đến tính chuyên nghiệp trong điều hành kinh tế báo chí và rút kinh nghiệm về mặt hoạch định chính sách.

Xét về thực lực, các tập đoàn báo chí của Trung Quốc không mạnh bằng các tập đoàn báo chí Mĩ, và thực chất họ cũng chỉ là “học trò” của các tập đoàn truyền thông Mĩ. Điều đáng học ở Trung Quốc chính là mô hình quản lý tương đối phù hợp với điều kiện chính trị của một quốc gia theo đuổi chủ nghĩa xã hội như Việt Nam. Mặt khác, cần học Trung Quốc

ở cách ứng xử và “chia sẻ kinh nghiệm” với các đối tác truyền thông lớn trên thế giới. Nền báo chí Singapore tạm được coi là mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Lợi thế của

các tập đoàn báo chí ở Singapore là sự hậu thuẫn tuyệt đối của Chính phủ thông qua cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, mô hình quản lý của Singapore chỉ phát huy tác dụng đối với các quốc gia không đông dân, bộ máy công quyền linh hoạt, gọn nhẹ. Mô hình này có thể ứng dụng ở Việt Nam, nhưng không phải là trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ nên thí điểm ở một vài thành phố năng động, tự chủ. Điều đáng học nhất ở Singapore chính là cách triển khai bài bản những gì đã học được từ các tập đoàn trên thế giới, là tham vọng đưa truyền thông vươn ra ngoài lãnh thổ, đặc biệt là ở chiến lược “lên ngôi” trong thị trường truyền thông khu

vực – nơi mà tiềm năng của thị trường truyền thông còn dồi dào.

Ở Việt Nam hiện nay, tuy một số cơ quan báo chí nhận được sự khuyến khích từ phía nhà nước, nhưng kinh nghiệm trên thế giới cho thấy tính hiệu quả của các tập đoàn báo chí

chỉ có thể đạt được nếu tờ báo có sự phát triển căn cơ về thế và lực, không nên chủ quan, duy ý chí. Mặt khác, việc có thành lập được tập đoàn báo chí hay không còn phụ thuộc vào

khả năng đổi mới tư duy và tốc độ hoạch định chính sách của nhà nước.

Năm 2010 không phải là một mốc quá gần cho sự ra đời của các tập đoàn báo chí, nhưng là là một mốc quá gần cho sự lớn mạnh của các tập đoàn này. Tuy nhiên, nhìn lại tốc độ phát triển của đời sống báo chí – truyền thông Việt Nam trong 5 năm qua, có lẽ mục tiêu

trở thành tập đoàn báo chí quy mô quốc gia không phải là quá khó thực hiện.

[1] ngay cả những số liệu được đang tải trên các phương tiện truyền thông cũng không hề trích dẫn nguồn, người viết phải gặp nhiều vất vả khi muốn truy lại nguyên gốc của các số liệu

[2] Lấy nguồn từ bài phỏng vấn đồng chí Nguyễn Khoa Điềm – Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương đăng trên Tạp chí Tư tưởng – Văn hóa, 6/2005 và đăng lại trên trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam; bài viết “Báo chí với sự nghiệp đổi mới đất nước” đăng trên Tạp chí Người làm báo số tháng 8/2005, tác giả Hà Quốc Tri

[3] Tạp chí Người làm báo, tháng 02/2006, trang 22 – 23

[4] Tác giả Văn Hùng đã phân chia mảng tạp chí thành 4 loại, theo cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, vì đối tượng của đề tài NCKH này, người viết đã nhóm 3 loại đầu lại thành một nhóm. Sau đây là nguyên văn cách chia của tác giả Văn Hùng:

“Một là, tạp chí khoa học.

Hai là, tạp chí trực thuộc liên hiệp hội, các hội khoa học, hội kinh tế, hội nghề nghiệp, đoàn thể chính trị - xã hội, các hội phi Chính phủ … Dạng này hiện có khoảng gần hai trăm đầu tạp chí. Hầu hết các tạp chí này được xếp vào đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo cơ chế tự trang trải.

Ba là, tạp chí thuộc các bộ, ngành, Tổng công ty thường gọi là tạp chí chuyên ngành. Đương nhiên, trong số này có thể bao hàm cả nội dung khoa học.”

[5] Theo giáo trình của GV Bùi Huy Lan

[6] “media – truyền thông: hiểu một cách đầy đủ bao gồm cả lĩnh vực sách, quảng cáo và điện ảnh

[7] Media economics (kinh tế báo chí, kinh tế truyền thông) bao hàm các vấn đề kinh tế cả về lí thuyết lẫn thực hành riêng cho các lĩnh vực truyền thông. Mối quan tâm đặc biệt của kinh tế báo chí là các chính sách kinh tế, hoạt động của các công ty truyền thông, trên các lĩnh vực như báo in (journalism) và ngành công nghiệp tin tức (news industry), sản xuất phim ảnh (film production), các chương trình giải trí (entertainment programs), in ấn (print), phát hình – phát thanh (broadcast), quảng cáo (advertising) và giao tế cộng đồng (public relations). Sự bãi bỏ các quy định trong lĩnh vực truyền thông, sở hữu truyền thông và sự tập trung, thị phần, các chiến lược kinh tế cạnh tranh, “thuế truyền thông” (media tax) là đặc điểm kinh tế báo chí Mĩ. Kinh tế báo chí liên quan đến cả hai lĩnh vực kinh tế và xã hội . [8] Theo giáo trình chép tay môn “Lịch sử báo chí thế giới” của GV Đào Ngọc Chương [9] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương

[10] Tên gọi của một bộ phim phỏng theo hình mẫu của các ông chủ báo giàu sụ [11] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương

[13] Theo giáo trình chép tay của GV Đào Ngọc Chương

[14] Theo trang web http://www.cjr.org/tools/owners/, phần Who Owns What

[15] (Việt NamE, ấn bản điện tử tiếng Anh của tờ Thanh Niên, và một số trang web khác) [16] Trang web http://www.wan-press.org/, 02/2006

[17] Nguyên văn: A media conglomerate describes companies that own large numbers of companies in various mass media such as television, radio, publishing, movies, and the Internet. A conglomerate is a large company that consists of divisions of seemingly unrelated businesses.

[18] Nguyên văn: It is questionable whether media companies are unrelated, as of 2006 [19] Nguyên văn: A few global corporations are horizontally integrated; that is, they control a significant slice of specific media sectors, like book publishing, which has undergone extensive consolidation in the late nineties. "We have never seen this kind of concentration before," says an attorney who specializes in publishing deals. But even more striking has been the rapid vertical integration of the global media market, with the same firms gaining ownership of content and the means to distribute it. What distinguishes the dominant firms is their ability to exploit the "synergy" among the companies they own.

[20] Trang 28: concentration may occur vertially, i.e. integrating formerly independent economic entities of different production levels into one company, or horizontally, i.e.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN (Trang 38 - 44)