Một số kinh nghiệm rút tỉa từ quá trình hình thành và phát triển của các tập đoàn báo chí Trung Quốc[30]:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN (Trang 25 - 26)

đoàn báo chí Trung Quốc[30]:

Với bề dày 10 năm phát triển, các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc để lại cho Việt

Nam nhiều kinh nghiệm quý báu.

Thông qua phần giới thiệu về các tập đoàn báo chí Trung Quốc, so sánh với các “media conglomerate” trên thế giới, có thể nhận thấy quy mô và phạm vi hoạt động của phần lớn các tập đoàn còn hạn chế, chủ yếu xoay xung quanh hạt nhân là loại hình báo in, chưa năng độn trong các loại hình truyền thông khác. Có lẽ đó là do các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc cũng mới chỉ trải qua 10 năm hình thành và phát triển, và cũng do bối cảnh chính trị - kinh tế ở Trung Quốc vốn không giống với các nước trên thế giới nên họ phát triển thận trọng, tính toán trong từng bước đi. Đây là kinh nghiệm về mô hình phát triển. Tác giả Nguyễn Thành Lợi là người đầu tiên chỉ ra những kinh nghiệm về quản lí hoạt động kinh doanh tập đoàn báo chí của Trung Quốc [22]. Đó là các kinh nghiệm, các giải pháp xoay quanh 5 vấn đề: tiền vốn; quản lí tài chính; kinh doanh quảng cáo; phát hành; kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực.

Về vấn đề tiền vốn, 2 giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt là hợp tác với ngân hàng và mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp vừa và lớn trong nước.

Về vấn đề quản lý tài chính, tác giả chỉ ra 5 giải pháp và kết luận: “Như vậy, đầu tiên phải xây dựng, kiện toàn chế độ quản lý và hoàn thiện quy trình quản lý tài chính của tập đoàn báo chí cho minh bạch, rõ ràng. Sau đó kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm soát bên trong một cách hiệu quả, chống những hành vi tham nhũng và mạo hiểm trong vận hành tiền vốn. Cuối cùng phải đảm bảo số liệu thống kê tiền thu chi chân thực, chính xác và minh bạch. Thông qua việc hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính, kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh để tránh những khe hở trong tài chính.”

Về vấn đề kinh doanh quảng cáo, các tập đoàn báo chí Trung Quốc đã thực hiện xây dựng có bài bản thị trường quảng cáo; mở rộng phát triển ngành quảng cáo; tìm hiểu và hợp tác với các phương tiện truyền thông và các tập đoàn báo chí khác; bước vào lĩnh vực quảng cáo trên báo điện tử[31].

Về vấn đề phát hành, cần chú trọng phát triển hài hoà giữa phát hành qua bưu điện và phát hành qua mạng lưới công ty; hợp tác với mạng lưới phát hành địa phương; hoàn thiện mạng lưới phát hành chuyên kinh doanh sách báo.

Về vấn đề kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, hai giải pháp cho tình trạng làm ăn kém hiệu quả là điều tra kĩ thị trường, triển khai kinh doanh ở lĩnh vực có lợi nhuận cao, tính toán giá thành, điều hành nhân công, dự tính lợi nhuận, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định tập đoàn đang ở trong giai đoạn nào, tránh mù quáng và tuỳ tiện; tận dụng triệt để ưu thế của tập đoàn báo chí là có nguồn tin, bài phong phú, có khả năng phục vụ thông tin, có công ty quản lý các vật liệu sản xuất và đội ngũ phát hành hùng hậu.

Tác giả kết luận: “Để thành lập tập đoàn báo chí, phải tìm cách huy động nguồn vốn hữu hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của tờ báo, xây dựng, hoàn thiện cơ cấu quản lí thích hợp, có định hướng và có khung pháp lý cho việc phát triển tập đoàn báo chí.”

Trên cương vị một nhà quản lý, trong bài viết “Vài suy nghĩ về thí điểm xây dựng tập đoàn báo chí ở nước ta”[43], tác giả Trần Thế Tuyển, Cục phó Cục Báo chí đã chỉ ra 3 kinh nghiệm về định hướng, tổ chức, quản lý mà người thực hiện đề tài NCKH này đánh giá là quan trọng.

Thứ nhất, Trung Quốc xác định hoạt động kinh tế là một mục tiêu quan trọng của các tập đoàn báo chí Trung Quốc và chủ trương xí nghiệp hoá các cơ quan báo chí. Báo chí kinh doanh tự trang trải, nộp nghĩa vụ cho Nhà nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng của cải cách báo chí ở Trung Quốc hiện nay.

Thứ hai, Đảng Cộng sản Trung Quốc giữ vai trò định hướng phát triển thông tin thông qua việc quản lí nhân sự. Cán bộ quản lý và hoạt động báo chí trước hết phải quán triệt và nhất trí cao đường lối của Đảng trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông. Tuyển cán bộ phải đạt 4 mục tiêu: cách mạng hoá, trẻ hoá, tri thức hoá và hiện đại hoá, trong đó cách mạng hoá là quan trọng nhất. Tuy nhiên, điều này có vẻ xa rời thực tế vì xây dựng đội ngũ nhân viên cốt phải chú trọng đến yếu tố chuyên môn.

Thứ ba, Trung Quốc “bật đèn xanh” cho liên kết giữa các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài, trong một số lĩnh vực không liên quan đến chính trị. Bộ tuyên truyền và Tổng nha Báo chí Xuất bản Trung Quốc vừa cho phép tập đoàn báo chí Quang Minh hợp tác với một công ty của Mĩ thành lập công ty quảng cáo và hợp tác với tập đoàn báo chí Phương Nam (Quảng Đông) xuất bản một tờ báo thuần tuý kinh doanh mang tên Tân Kinh.

Theo kinh nghiệm thứ ba này, có thể thấy Trung Quốc rất khôn ngoan trong việc cho phép các tập đoàn báo chí nước ngoài, vốn đang “ngấp nghé” thị trường quảng cáo Trung Quốc, giới thiệu nguồn vốn, kĩ năng quản lý, kinh nghiệm hoạt động nghề nghiệp và điều hành cho Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tập đoàn báo chí trên thế giới và chủ trương hình thành tập đoàn báo chí ở VN (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w