Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác nhân sự

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn của tổng công ty xây dựng bạch đằng (Trang 71 - 75)

III Lợi nhuận của cổ đông

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG

3.4.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác nhân sự

Trong ba yếu tố tạo nền tảng cho sự tồn tại của doanh nghiệp (nguồn vốn, công nghệ và con người) thì yếu tố con người là trung tâm và có tính quyết định. Thuận lợi của Bạch Đằng là có được đội ngũ cán bộ trẻ, giỏi, năng động, có kinh nghiệm. Tuy nhiên đối với một số dự án lớn và mang tính chất hiện đại như dự án Gò Gai thì lực lượng này vẫn còn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy tôi đề xuất một số biện pháp sau:

- Bạch Đằng là DNNN nên trong quản lý còn mang nặng tính gia đình và chủ nghĩa kinh nghiệm nên rất thận trọng trong việc đề bạc những cán bộ trẻ. Theo tôi, tuổi trẻ thường kinh nghiệm chưa nhiều và hay có tính bốc đồng, háo thắng. Do đó để tận dụng và phát huy hết khả năng của nhân viên Bạch Đằng nên mạnh dạn giao việc và tạo niềm tin cho nhân đảm trách công việc nhằm tạo điều kiện cho nhân viên vừa tiếp tục phát huy thế mạnh. Việc tiếp xúc vào những dự án đấu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu như các dự án trạm xăng, cho thuê kho bãi, cảng sông, …. vừa tạo nhiều điều kiện cọ sát và học hỏi kinh nghiệm trong những dự án đầu mới và các dự án có giá trị cao.

- Tăng mức lương và thực hiện chế độ lương theo thâm niên công tác nhằm kích thích sự gắn bó của nhân viên đối với TCT

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để các nhân viên hiểu nhau hơn, gắn bó hơn và để giúp nhau nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tôn trọng ý kiến cá nhân và thực hiện chế độ quản lý theo hình thức mở. Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ được tư do sáng tạo và chịu trách nhiệm về công việc của họ, tuy nhiên ban giám đốc phải theo sát nhân viên để giúp họ sửa sai khi cần thiết.

sẳn sàng giúp đỡ nhân viên khi họ gặp khó khăn. Đặc biệt phải nghiên cứu và nắm rõ tâm lý và hoàn cảnh riêng của từng nhân viên chỉ có vậy mới mong chia sẽ và giúp đỡ được cho nhân viên.

- Thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác để nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám ra bên ngoài.

Thực tế trong những năm 2011 – 2012 giá thép trên thị trường có nhiều biến động tăng giá, nhiều doanh nghiệp thua lỗ và hàng loạt dự án đầu tư phải trì hoãn do thiếu nguồn vốn. Tôi thiết nghĩ Bạch Đằng cần phải có chính sách đào tạo hoặc tuyển dụng mới đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro giỏi. Có được đội ngũ này ngoài hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra Bạch Đằng còn có thể hạn chế sự thay đổi và nhiều phát sinh bất lợi trong quá trình thực hiện dự án.

Trước đây phần lớn việc vay vốn đều thực hiện theo hình thức vay “bù đắp” (theo hình thức này việc vay vốn được tiến hành sau khi dự án đã đi vào hoạt động) nguyên nhân là các kế hoạch tài chính của Bạch Đằng không đáp ứng được nhu cầu thực tế chỉ mang tính chất đối phó. Bạch Đằng quả thật cần đội ngũ cán bộ tài chính giỏi vừa để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn vạch ra kế hoạch tài chính trong giai đoạn tới, giai đoạn cần đến hơn 160 tỷ đồng cho các dự án đầu tư. Vì vậy theo tôi đào tạo cán bộ tài chính là một trong những giải pháp phát triển nguồn nhân lực không thể thiếu và cần làm ngay.

3.4.2.Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác thông tin thị trường

Thông tin là yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp. Gần đây Bạch Đằng đã đầu tư nhiều vào hệ thống thông tin như: xây dựng web site www.bachdangco.com, nâng cấp hàng loạt máy tính mới và thay đổi hệ thống phần mềm quản lý, sử dụng hệ thống Reuter, tuyển dụng thêm nhân sự, … với tổng chi phí hàng tỷ đồng. Tuy nhiên với mức độ công nghệ điện toán hiện nay tại TCT còn hạn chế trong khi nhu cầu của công tác thu thập xử lý thông tin hiện nay là phải đi trước đón đầu trong khi hiện tại TCT còn quá

thụ động và luôn chạy theo các sự việc phát sinh vì vậy theo tôi TCT cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thay đổi và đầu tư mới các phần mềm quản lý hiện nay gồm quản lý kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm dự toán xây dựng, …

- Tổ chức sắp xếp lại công tác thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt là công tác nhân sự.

- Đào tạo và tăng cường khả năng ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên làm công tác thông tin.

- Đào tạo và tăng cường khả năng ngoại giao, trách nhiệm cho cán bộ nhân viên khi xử lý các thông tin, …

3.4.3.Giải pháp 3: Xây dựng văn hóa kinh doanh

Bản chất của kinh doanh là văn hóa. Với qui mô hiện nay thì việc phát triển và mở rộng các mối quan hệ là giải pháp tích cực và có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp không chỉ trong hoạt động huy động nguồn vốn mà còn trong các hoạt động kinh doanh khác. Để xây dựng cho TCT một văn hóa kinh doanh có tổ chức, có bản sắc theo tôi TCT cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện đoàn kết nội bộ TCT và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu.

- Luôn thực hiện đúng các cam kết với các đối tác kinh doanh.

- Tạo không khí thoải mái, gần gủi, tin tưởng cho các đối tác, các nhà đầu tư.

- Thay đổi và thay thế một số lãnh đạo thiếu trách nhiệm, tắc trách trong công việc

- Luôn lắng nghe, thu nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản hồi từ khách hàng, nhân viên, thị trường, . .

khách hàng.

3.4.4.Giải pháp 4: Phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp

- Bạch Đằng nên tận dụng tối đa sự hậu thuẫn của các cơ quan ban ngành để làm sức mạnh và tăng tính thuyết phục trong quá trình huy động nguồn vốn.

- Thay đổi điều chỉnh các chính sách lương thưởng phù hợp nhằm giữ chân nhân tài, lôi kéo và tìm thêm những nhân tố mới tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bề vững tương lai.

- Bạch Đằng kinh doanh đa ngành nên về mặt tổng thể rủi ro trong kinh doanh là không cao và vì vậy nên đưa điểm mạnh này vào trong công tác tiếp thị và phát triển thương hiệu nhằm làm tăng uy tín tài chính của TCT. Có vậy thì sẽ dễ dàng hơn trong công tác huy động nguồn vốn.

- Bạch Đằng cần tiếp tục duy trì, phát huy, mở rộng các mối quan hệ tín dụng tốt với các tổ chức tín dụng và ngân hàng bằng các biện pháp:

• Trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn tránh thực hiện gia hạn nợ nhằm tăng uy tín và niềm tin của ngân hàng.

• Thực hiện công tác kiểm thường xuyên và đúng quy định của nhà nước đảm bảo tính minh bạch các số liệu báo cáo.

• Hiện tại, Bạch Đằng đang có sự mất cân đối trong tài chính. Bạch Đằng đã dùng một phần vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và nông sản để đầu tư vào một số dự án đầu tư trung dài hạn vào các khoản mục như: chi phí đền bù, giải tỏa di dời, …. Khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn thì quả là một điều khó khăn. Nếu không có nguồn trả thì việc thực hiện việc cơ cấu nợ sẽ làm Bạch Đằng có những món nợ thuộc nhóm 2 (nhóm nợ nghi ngờ) và như vậy sẽ ảnh hưởng đến lộ trình huy động nguồn vốn trong thời gian sắp đến. Biện pháp là tăng cường vay nguồn vốn “bù đắp” từ các dự án đã thực hiện xây dựng bằng nguồn vốn tự có như các

dự án đầu tư xây dựng các trạm xăng dầu, nhà kho, … đồng thời xúc tiến nhanh các thủ tục vay vốn cho các khoản vay đã sử dụng nguồn vốn “không đúng mục đích” nói trên.

• Mở rộng các mối quan hệ này với các ngân hàng khác như Eximbank, SHB, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng BIDV. Việc mở rộng phải dựa trên nền tảng hợp tác lâu dài, cùng phát triển tránh tình trạng gây mâu thuẫn và có tính cạnh tranh giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa công ty với ngân hàng.

3.4.5.Giải pháp 5: Tăng cường tài sản đảm bảo tín dụng

Khó khăn lớn nhất hiện nay của Bạch Đằng là tổng giá trị tài sản chưa đủ lớn để thuyết phục ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đối tác nên việc huy động nguồn vốn cho dự án lớn cụ thể như Gò Gai gặp rất nhiều khó khăn vì vậy theo tôi Bạch Đằng nên thực hiện các biện pháp sau:

- Tăng nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục hợp thức hóa các tài sản sau khi hình thành từ các dự án.

- Thương lượng thuyết phục và tạo niềm tin bằng tính hiệu quả của dự án. - Thực hiện các quan hệ tín dụng bằng các hợp đồng thuê tài chính. Đây là hình thức có rất lâu nhưng còn rất mới ở Việt Nam và là cách giúp cho TCT huy động nguồn vốn hiệu quả.

- Tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai. Đây là hình thức đảm bảo tín dụng mới đang được các ngân hàng áp dụng, người vay sẽ ký kết các hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, sau khi tài sản được hình thành người vay sẽ ký mới hợp đồng thế chấp tài sản để thay thế hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được ký trước đó.

- Cầm cố các quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, …

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn của tổng công ty xây dựng bạch đằng (Trang 71 - 75)