Hoạt động huy động nguồn vốn của BDCC.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn của tổng công ty xây dựng bạch đằng (Trang 41 - 51)

III Lợi nhuận của cổ đông

2.2.2 Hoạt động huy động nguồn vốn của BDCC.

Là một trong những đơn vị có nền tảng lâu đời trong ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam. Quá trình hoạt động của BDCC được sự ủng hộ, chỉ đạo sát sao của Thường Vụ Đảng Ủy Tổng công ty, ban lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng

Ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức theo mô hình công ty cổ phần, ban lãnh đạo Tổng Công ty đã từng bước có những chiến lược và kế hoạch phát triển Tổng công ty, xây dựng Tổng công ty trở thành đơn vị kinh tế tiên tiến vững mạnh của Ngành. Việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật là vấn đề tất yếu phù hợp với xu thế thị trường. Trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013 BDCC đã tiến hành một số công việc:

-Phát triển sản xuất kinh doanh: hoàn thành nhiều công trình trọng điểm, thu nguồn vốn tốt; tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn

-Đầu tư mua sắm một số trang thiết bị phục vụ sản xuất như: máy xọc đứng, cần trục 20 tấn, máy ủi …

-Mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.

-Mở rộng quy mô hoạt động: Phát triển lĩnh vực vận tải (mua 3 đầu xe). Chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cần rất nhiều nguồn vốn, nguồn vốn hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của các dự án phát triển, do vậy BDCC phải tiếp cận được nguồn vốn cần thiết với nhiều cách khác nhau.

Nghiên cứu thực tế tại BDCC, cho thấy việc huy động nguồn vốn của của Tổng công ty diễn ra chủ yếu theo hình thức: Vay ngân hàng, tín dụng thương mại, phát hành cổ phiếu (tăng nguồn vốn điều lệ), gia nhập thị trường chứng khoán làm tăng giá trị Doanh nghiệp..

Thực trạng nguồn vốn và công tác huy động nguồn vốn tại BDCC thể hiện như sau:

2.2.2.1.Nguồn vốn chủ sở hữu:

Bảng 2.2 Tổng hợp nguồn vốn qua 3 năm (2011 – 2013)

Đơn vị tính :VNĐ

STT Nội dung

2011 2012 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Nguồn vốn vay 24,695,202,327,31 0 87.44% 21,527,163,800,11 7 80.54% 15,828,719,903,4 68 73.71% 2 Nguồn vốn CSH 3,546,969,838,72 9 12.56% 5,202,635,927,48 9 19.46% 5,645,469,390,6 08 26.29% Tổng nguồn vốn 28,242,172,166,03 9 100.00% 26,729,799,727,60 6 100.00% 21,474,189,294,0 76 100.00% (Nguồn BDCC )

Qua bảng 2.2,cho thấy cơ cấu nguồn vốn vay và nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn là tỷ lệ hợp lý. Cơ cấu nguồn vốn qua các năm về mặt tỷ lệ không thay đổi nhiều, nhưng về mặt giá trị thì năm sau tăng hơn so với năm trước. Cụ thể: Năm 2011 vốn CSH là 3,546 tỷ đồng chiếm 12,56% tổng nguồn vốn, năm 2012 vốn CSH tăng lên đạt 5,202 tỷ đồng chiếm 19,46% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân tăng tỷ trọng của nguồn vốn CSH trong tổng nguồn vốn là do năm 2012 Tổng công ty đầu tư vào nhiều dự án và thu được hiệu quả cao. Mặt khác, Tổng công ty có được tình hình tài chính ổn định nên việc vay nợ các tổ chức tín dụng, ngân hàng giảm đi đáng kể. Đến đây ta thấy được sự thành công của Tổng công ty, vì trong cơ cấu nguồn vốn CSH, nguồn vốn tự bổ sung tăng lên không ngừng.

Ngay từ khi chuyển sang cổ phần hóa Tổng công ty đã gặp một số khó khăn như: Tại thời điểm ngày 31/12/2013 còn nhiều cổ đông chưa góp nguồn vốn điều lệ, cụ thể:

Bảng 2.3 : Danh sách chưa góp vốn cổ phần STT Cổ đông Số lượng vốn góp (VNĐ) 1 CTY CP XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 1.250.000.000 2 CTY CP TV VÀ ĐT BẠCH ĐẰNG 1.500.000.000 3 CTY CP ĐT VÀ XD BẠCH ĐẰNG 8 1.000.000.000 4 CTY CP XNK VÀ XD BẠCH ĐẰNG 1.500.000.000 5 CTY CP ĐT&PT BẠCH ĐẰNG 16 1.682.600.000 Tổng số 6.932.600.000 (Nguồn BDCC)

Các cổ đông này dều là thành viên của Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, tuy chưa góp nguồn vốn bằng tiền nhưng danh nghĩa vẫn là cổ đông của BDCC, việc nợ nguồn vốn góp đã khiến BDCC gặp khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương án hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Mặc dù còn nhiều khó khăn xong với sự nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo Tổng công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Trong năm 2011 Tổng công ty đã tiến hành tăng nguồn vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 441 tỷ đồng vào tháng 12/2012 và đến 12/2013 nguồn vốn điều lệ vẫn được duy trì ổn định. Để gắn bó nhân viên với Tổng công ty, gắn kết quyền và nghĩa vụ, khuyến khích nhân viên toàn tâm toàn lực vì sự phát triển Tổng công ty, BDCC quyết định bán bán số cổ phần tăng thêm cho cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty với giá bằng mệnh giá cổ phiếu: 10.000đồng/cp.

Trong điều kiện thị trường tài chính đang dần hoàn thiện và phát triển với sự ra đời của thị trường chứng khoán đã làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, khiến người nắm giữ cổ phiếu của Tổng công ty không chỉ nhận được thu nhập từ cổ tức Tổng công ty trả hàng năm mà còn nhận được sự gia tăng thu nhập mà cổ phiếu đó đem lại khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc tăng nguồn vốn điều lệ là giải pháp hiệu quả trong giai đoạn khó khăn với BDCC. Bởi trong giai đoạn này (từ tháng 3 đến tháng 5/2011) Tổng công

ty gặp không ít khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó BDCC cũng chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế nói chung và ngành xây dựng nói riêng.

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn chủ sở hữu của BDCC (2011 - 2013)

Đơn vị tính : VNĐ

STT Nội dung

2011 2012 2013 Số tiền chênh Tỷ lệ Số tiền chênh Tỷ lệ

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng lệch 2012/2011 % lệch 2013/2012 %

I Nguồn vốn,quỹ 3,152,915,230,586 88.89% 4,898,081,597,132 94.15% 5,394,266,045,604 95.55% 1,745,166,366,546 55.35% 496,184,448,472 10.13%1 NV kinh doanh 3,139,322,431,180 99.57% 4,789,370,979,730 97.78% 4,789,449,573,904 88.79% 1,650,048,548,550 52.56% 78,594,174 0.0016% 1 NV kinh doanh 3,139,322,431,180 99.57% 4,789,370,979,730 97.78% 4,789,449,573,904 88.79% 1,650,048,548,550 52.56% 78,594,174 0.0016% 2 Quỹ ĐTPT 483,020,790,936 15.32% 468,252,243,589 9.56% 457,558,078,538 8.48% (14,768,547,347) -3.06% (10,694,165,051) -2.28% 3 Qũy DPTC 99,410,687,709 3.15% 102,977,519,387 2.10% 102,320,642,770 1.90% 3,566,831,678 3.59% (656,876,617) -0.64% 4 LN chưa phân phối (568,838,679,239) -18.04% (462,519,145,574) -9.44% 44,937,750,392 0.83% 106,319,533,665 -18.69% 507,456,895,966 - 109.72% II Qũy khen thưởng,phúc lợi 394,054,608,143 11.11% 304,554,330,357 5.85% 251,203,345,004 4.45% (89,500,277,786) - 22.71% (53,350,985,353) -17.52% TỐNG NGUỒN VỐN CSH 3,546,969,838,729 100.00% 5,202,635,927,489 100.00% 5,645,469,390,608 100.00% 1,655,666,088,760 46.68% 442,833,463,119 8.51% (Nguồn BDCC )

Mặt khác tổng các quỹ của Tổng công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể qua bảng 2.4 cho thấy: Quỹ đầu tư phát triển nếu năm 2011 là 483,020 triệu đồng thì đến năm 2012 con số này là 468,252 triệu đồng, năm 2013 là 457,558 triệu đồng.Qũy dự phòng tài chính tăng, năm 2011 là 99,410 triệu đồng, năm 2012 là 102,977 triệu đồng, năm 2013 là 102,320 triệu đồng.

Lợi nhuận chưa phân phối của Tổng công ty cũng tăng lên. Nếu năm 2011 Tổng công ty là (568,838)triệu đồng chiếm -18,04% nguồn vốn CSH thì năm 2012 đã có sự chuyển biến lớn thể hiện ở con số (462,519)triệu đồng chiếm -9,44% nguồn vốn CSH, tăng 8,6% so với năm 2011. Năm 2013 LN chưa phân phối đạt 44,937 triệu đồng tăng 10,24%

Nguồn vốn kinh doanh được bổ sung qua 3 năm. Năm 2011 nguồn vốn kinh doanh đạt 3,139 tỷ đồng, năm 2012 là 4,789 tỷ đồng tăng 52,56% so với năm 2011, năm 2013 nguồn vốn kinh doanh được bổ sung từ việc tăng nguồn vốn điều lệ và nguồn vốn tự bổ sung đạt 4,789 tỷ đồng tăng 0,0016% so với năm 2012. Việc tăng nguồn vốn kinh doanh và sự tăng giảm không đồng đều của các quỹ nói riêng và tăng nguồn vốn CSH. Nói chung khẳng định BDCC hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó công tác huy động nguồn vốn của BDCC bằng phương thức tăng nguồn vốn điều lệ là biện pháp hữu hiệu trong khi BDCC nỗ lực tiếp cận với nguồn huy động khác.

2.2.2.2. Nguồn vốn vay

Công tác nguồn vốn vay gặp rất nhiều khó khăn trong thời kỳ Tổng công ty chuyển sang cổ phần. Đến nay việc vay nguồn vốn cho sản xuất đã đảm bảo đáp ứng nguồn vay cho Tổng Công ty khoảng 425 tỷ.

- Ngân hàng BIDV Hải Phòng đã cấp hạn mức cho vay nguồn vốn lưu động là 98.095 triệu đồng, với lãi suất VNĐ = 0,725%/tháng, USD = 3,25%/năm

- Ngân hàng Eximbank cam kết cho vay theo món có giá trị cho vay là 196.673 triệu đồng, với lãi suất VNĐ = 0,875%/tháng, USD = 4,8%/năm.

- Ngân hàng Viettinbank Hải Phòng cam kết cho vay theo món có giá trị cho vay 17.734 triệu đồng với lãi suất VNĐ = 1%/tháng và USD = 4,5%/năm.

- Ngân hàng SHB Hải Phòng là 113.827 triệu đồng

Qua bảng 2.4 cho thấy, nguồn vốn vay Ngân hàng của BDCC chiến tỷ lệ từ 70% – 86% so với tổng nguồn vốn. Khối lượng nguồn vốn vay giảm qua các năm nghiên cứu, điều này cho thấy: Nhu cầu nguồn vốn vay của BDCC ngày càng giảm điều này ngày càng chứng tỏ vị thế của Tổng công ty. Nguyên nhân chính là do sự lỗ lực của bản thân Tổng công ty để khẳng định vị thế BDCC . Với khả năng kiểm soát tốt các khoản nguồn vốn vay nên hình ảnh của BDCC trong mắt các tổ chức tín dụng ngày càng được củng cố. Do đó, huy động vốn từ ngân hàng nếu cần của BDCC cũng dần được nâng cao. Năm 2011 mức vay là 24,695 tỷ đồng, năm 2012 là 21,527 tỷ đồng giảm 12,83%, năm 2013 là 15,828 tỷ đồng giảm 26,47% so với năm 2012. Khả năng độc lập của BDCC trong quan hệ với các Ngân hàng được khẳng định

Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn vay của BDCC (2011 - 2013) Đơn vị : VNĐ STT Nội dung 2011 2012 2013 Số tiền chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ % Số tiền chênh lệch 2013/2012 Tỷ lệ % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Vay dài hạn 6,086,046,170,294 27.41% 5,306,982,930,349 27.47% 3,595,444,278,251 26.72% (779,063,239,945) -12.80% (1,711,538,652,098) -32.25%2 2 Vay ngắn hạn 6,885,093,141,317 31.01% 5,489,655,892,981 28.42% 2,893,616,985,778 21.51% (1,395,437,248,336) -20.27% (2,596,038,907,203) -47.29% 3 Phải trả người cung cấp 2,683,714,683,263 12.09% 2,786,730,959,416 14.42% 2,443,089,313,807 18.16% 103,016,276,153 3.84% (343,641,645,609) -12.33% 4 Người mua trả tiền trước 4,017,249,907,424 18.09% 2,942,441,845,387 15.23% 2,096,418,403,926 15.58% (1,074,808,062,037) -26.75% (846,023,441,461) -28.75% 5 Thuế phải nộp NSNN 336,268,102,848 1.51% 627,832,517,626 3.25% 492,352,162,054 3.66% 291,564,414,778 86.71% (135,480,355,572) -21.58% 6 Phải trả CBCNV 275,464,560,691 1.24% 263,987,503,881 1.37% 188,382,294,425 1.40% (11,477,056,810) -4.17% (75,605,209,456) -28.64% 7 Phải trả ,phải nộp khác 1,919,434,732,085 8.64% 1,901,388,859,348 9.84% 1,745,272,081,834 12.97% (18,045,872,737) -0.94% (156,116,777,514) -8.21% TỔNG NV VAY 22,203,271,297,922 100.00% 19,319,020,508,988 100.00% 13,454,575,520,075 100.00% (2,884,250,788,934) -12.99% (5,864,444,988,913) -30.36% (Nguồn BDCC )

Bảng 2.5 phản ánh cơ cấu nguồn vốn vay của BDCC cho thấy : Nguồn vay từ Ngân hàng là chủ yếu. Số tiền vay dài hạn có xu hướng giảm dần về lượng cũng như cơ cấu nguồn vốn vay. Năm 2011 là 6,086 tỷ đồng chiếm 27,41% tổng vốn vay, đến năm 2012 xuống còn 5,306 tỷ đồng chiếm 27,47% , tỷ lệ nguồn vốn vay tăng 0,06% so với năm 2011. Năm 2013 số tiền vay dài hạn là 3,595 tỷ đồng chiếm 26,72% tổng nguồn vốn vay, giảm 0,75% so với năm 2012. Tuy nhiên số tiền vay ngắn hạn có xu hướng giảm mạnh rõ rệt. Năm 2011 là 6,885 tỷ đồng chiếm 31,01% tổng nguồn vốn vay. Năm 2012 là 5,489 tỷ đồng chiếm 28,42% tổng vốn vay, giảm 2,59% so với năm 2011. Năm 2013 là 2,893 tỷ đồng chiếm 21,51% tổng nguồn vốn vay và thanh toán nợ đúng hạn, số vòng quay nguồn vốn và thanh toán được nâng lên, cho thấy TCT hoạt động có hiệu quả.

Quan hệ với các Ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác điều phối nguồn vốn vay hợp lý, trả nợ đúng hạn, tăng uy tín đối với các Ngân hàng.

2.2.2.3.Tín dụng thương mại:

Nguồn vốn vay của BDCC chủ yếu là từ Ngân hàng, bên cạnh đó Tổng công ty còn có nguồn khác chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại khá quan trọng đó là: các khoản phải trả người cung cấp, tiền ứng trước của người mua, các khoản phải nộp Nhà nước, nợ cán bộ công nhân viên, phải trả phải nộp khác, nợ khác… Những khoản nợ này không phải bản thân TCT không có khả năng thanh toán, mà do tính chất của tài chính TCT có thể chiếm dụng trong thời gian cần thiết. Số lượng nguồn vốn vay từ nguồn chiếm dụng này chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn vay nhưng nó lại là nguồn huy động không mất phí và trong ngắn hạn nó không ảnh hưởng đến uy tín của TCT. Nếu sử dụng nguồn này một cách hợp lý sẽ giúp TCT giảm thiểu chi phí nguồn vốn vay và nâng cao ảnh hưởng của mình với các đối tác khác. Nói cách khác chừng nào còn khả năng chiếm dụng, sử dụng tiền của người khác thì không một Doanh

nghiệp nào lại từ chối. Tuy tỷ lệ huy động này không cao nhưng bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh đều sử dụng.

Việc chậm thanh toán cho đối tác cũng thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với đối tác của BDCC, không chỉ với bạn hàng truyền thống mà cả với đối tác lần đầu BDCC đều được mua thanh toán trong thời gian 30 – 90 ngày, cho thấy uy tín của BDCC ngày càng được nâng cao.

Tiếp cận với nguồn huy động này không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được, phải chứng minh được thực lực và khả năng tài chính của mình thì doanh nghiệp mới được đối tác cho hưởng tín dụng thương mại. Trong một lúc doanh nghiệp chỉ có thể vay Ngân hàng số tiền tương ứng với lượng hàng tồn kho, không vượt quá 100 tỷ đồng, số còn lại BDCC sử dụng phương thức mua hàng trả chậm. Do vậy quỹ tiền mặt của BDCC vẫn được sử dụng cho trường hợp khác một các linh hoạt và tự chủ, trong khi đó BDCC cũng không phải trả lãi suất cho món tiền trả chậm đó, mà nguồn vốn vẫn luôn được đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Bảng 2.6 Tỷ trọng tín dụng thương mại trong nguồn vốn vay của BDCC (2011 - 2013)

Đơn vị tính :VNĐ

Năm Tín dụng thương mại Nguồn vốn vay Tỷ trọng TDTM/NV vay

2011 2,803,067,185,620 22,203,271,297,922 12.62%

2012 2,874,811,651,309 19,319,020,508,988 14.88%

2013 2,532,045,351,307 13,454,575,520,075 18.82%

(Nguồn :BDCC)

Bảng 2.6 cho thấy tỷ trọng tín dụng thương mại của BDCC trong nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ tương đối cao. Năm 2011 là 2,803 tỷ đồng chiếm 12,62% tổng nguồn vốn vay. Năm 2012 tỷ lệ này được nâng lên 14,88%,năm 2013 là 18,82% . Nguyên nhân chính của sự tăng dần về tín dụng thương mại qua các

năm là do sự nhạy bén của TCT khi đã chủ động tiếp cận được nguồn vốn này. Tỷ lệ vay Ngân hàng chiếm ưu thế,bên cạnh đó là tín dụng thương mại tăng nhẹ, đây là chiến lược cơ cấu về tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn của BDCC.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn vốn của tổng công ty xây dựng bạch đằng (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w