III Lợi nhuận của cổ đông
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế trong công tác huy động nguồn vốn tại BDCC.
Mặc dù tình hình huy động nguồn vốn của BDCC có chiều hướng giảm nhưng đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình hình tài chính, đổi mới cơ cấu và huy động nguồn vốn phù hợp, song công tác huy động nguồn vốn của BDCC còn nhiều vấn đề phải quan tâm, và chưa đạt được yêu cầu đề ra.
- Chưa có kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý: TCT mới chỉ dựa vào nguồn vốn điều lệ, và nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn mà xác định việc vay nguồn vốn như thế nào: số lượng bao nhiêu, cách thức huy động như thế nào?. Chủ yếu vẫn là vay nguồn vốn ngân hàng, đây có thể nói là hình thức huy động nguồn vốn mạnh nhất của BDCC. Việc quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng đã đem đếm cho BDCC sự đảm bảo về khả năng vay nợ, tuy nhiên điều này cũng
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Việc lạm dụng vào khả năng vay là chính dẫn đến sự lệ thuộc vào một hình thức huy động nguồn vốn, như vậy TCT không xác định được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, cũng như chi phí nguồn vốn sao cho thấp nhất. Đơn giản trước mắt là làm sao các tổ chức tín dụng càng nới rộng hạn mức tín dụng càng tốt.
- Khả năng huy động nợ bằng cách phát hành cổ phiếu còn hạn chế hiệu quả khi phát hành.
Như phương án phân phối cổ phần phát hành thêm, lượng cổ phiếu được chào bán. Dự án tăng nguồn vốn điều lệ lên 450 tỷ trong năm 2014 nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho sự phát triển của doanh nghiệp đã được Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đồng ý phê duyệt. Trong đó: 420 tỷ làm đối ứng cho dự án, còn lại 30 tỷ đối ứng cho việc vay nguồn vốn lưu động phục vụ lĩnh vực đầu tư khác. Ngoài 12% phân chia cổ tức, 4% chia cổ phiếu thưởng, 36% còn lại dự kiến phát hành bán cho cổ đông hiện hữu với giá là 25.000 VNĐ/cp. Như vậy theo sự kiến thì thặng dư nguồn vốn sau đợt phát hành này là 54 tỷ. Điều này sẽ giúp TCT giảm áp lực nguồn vốn đối ứng cho dự án, tăng tính tự chủ tài chính của TCT. Tuy nhiên, phương án phát hành bán cho cổ đông hiện hữu không được đồng ý với giá 25.000 VNĐ/cp, mà chỉ đồng ý với giá 10.000 VNĐ/cp. Như vậy thặng dư nguồn vốn sau đợt phát hành không còn, giá trị cổ phiếu trên thị trường sẽ giảm sau đợt phát hành khoảng gần 30% so với phương án ban đầu.
2.3.2.2 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác huy động nguồn vốn của BDCC hiện nay.
a) Nguyên nhân chủ quan
Có thể thấy sự lớn mạnh của Tổng công ty với bằng chứng cụ thể là tình hình hoạt động của TCT đã được mở rộng về ngành nghề cũng như quy mô kinh doanh. Điều này sẽ làm cho đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên để đảm bảo cho quy trình phát triển cũng như phát triển các thành quả đã đạt được TCT không thể không củng cố và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. - Để một đồng vốn của mình khi mang ra thị trường có hiệu quả hơn trong
tương lai thì vấn đề cơ bản là TCT phải đưa ra được các giải pháp đúng đắn để phát huy các thế mạnh của mình cũng như nhằm có được sự ủng hộ của cấp trên bên cạnh đó thì TCT phải khắc phục các khó khăn và hạn chế sao cho phù hợp BDCC.
- Trong nghị quyết của Đảng bộ BDCC chủ yếu tập trung vào sự phát triển thương hiệu, tăng cường tiêu thụ, mở rộng các mối quan hệ bạn hàng. Riêng đối với phần tài chính chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn.
- Một nguyên nhân nữa làm cho TCT hoạt động kém hiệu quả là lãng phí của DNNN. Không ai lại lãng phí trong tài sản của mình nhưng tài sản nhà nước thì hoàn toàn có thể, chỉ cần họ không sai luật hay không bị luật pháp truy cứu. Vì thế TCT không tập trung được nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, hay cho nguồn nhân lực…đầu tư còn quá dàn trải không đồng đều, gây ra sự lãng phí mà hiệu quả của việc đầu tư không cao, kém hiệu quả. - Qua thực trạng nguồn vốn của TCT chúng ta đã thấy một số những vấn đề còn bất cập trong quá trình hoạt động của TCT. Tôi xin đưa ra một số kiến nghị về giải pháp huy động nguồn vốn cho BDCC
b )Nguyên nhân khách quan
- Thị trường tài chính chưa phát triển: Sự phát triển không đồng bộ của thị trường dẫn đến mức độ tích tụ và phân khúc thị trường cao, cùng với sự xuất hiện của thông tin không cân xứng khiến cho việc huy động nguồn vốn qua thị trường tài chính của Doanh nghiệp còn hạn chế.
- Chính sách quản lý tài chính TCT: Chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp hiện đã được đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa nhiều theo hướng tăng dần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Chính sách quản lý thuế là một trong những nội dung cơ bản của chính sách quản lý tài chính đối với doanh nghiệp vẫn còn cứng nhắc. Việc áp dụng một mức thuế thu nhập doanh nghiệp như nhau cho hầu hết các doanh nghiệp, các ngành nghề kinh doanh ở các địa phương khác nhau đã không tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua hưởng tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
- Tính thanh khoản của chứng khoán trên thị trường: Thị trường tài chính Việt Nam khá phát triển, tuy nhiên sự phát triển chưa đồng bộ, còn xuất hiện nhiều bất cập, xuất hiện nhiều thông tin không cân xứng. Đối với BDCC mới gia nhập thị trường chứng khoán giá cổ phiếu chào sàn chỉ 45.000 đồng/cp, khối lượng giao dịch thấp. Do đó tính thanh khoản của cổ phiếu BDCC chưa cao.
Yêu cầu của các tổ chức tín dụng: Mỗi một tổ chức tín dụng khác nhau, mỗi một ngân hàng khác nhau có những yêu cầu khác nhau đối với khách hàng cho vay. Đối với ngân hàng TM quốc doanh thì tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh chiến 85% – 90%, trong khi đó những NHTM cổ phần, TM ngoài quốc doanh lại có tỷ lệ cho vay đối với các công ty vừa và nhỏ lớn hơn. Do vậy với BDCC mới cổ phần đi lên từ đơn vị là TCT Xây Dựng Bạch Đằng thuộc Bộ xây dựng sự tiếp cận với các ngân hàng tốt hơn.