Bài soạn dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 51 - 66)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.4. Bài soạn dạy thực nghiệm

+ Luyện tập tả cảnh ( tuần 4 – TLV lớp 5 – tập 1).

+ Ôn tập tả con vật (tuần 30 – TLV lớp 5 – tập 2).

3.4. Kết quả ththực nghiệm

* Tiêu chí đánh giá

Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tôi xác định chỉ tiêu đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của HS ( Bằng điểm số ) thông qua bài viết của HS theo thang điểm 10. Kết quả này đƣợc chia thành 4 loại:

- Loại giỏi (9 – 10 điểm): Bài văn cấu tạo đủ ba phần: mở bài, thân bài kết bài và đúng yêu cầu của từng phần.

+ Miêu tả đầy đủ các bộ phận của đối tƣợng theo trình tự nhất định một cách sinh động phù hợp với yêu cầu của đề bài.

+ Bài văn có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa, từ ngữ miêu tả đa dạng và thể hiện cảm xúc của ngƣời viết với đối tƣợng miêu tả.

+ Câu văn mạch lạc, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không mắc các lỗi về chính tả, ngữ pháp.

- Loại khá (7 – 8 điểm ): Bài văn đủ ba phần: mở bài, thân bài kết bài và đúng yêu cầu của từng phần.

+ Miêu tả đƣợc đầy đủ các bộ phận của đối tƣợng, có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.

+ nêu đƣợc tình cảm của bản thân đối với đối tƣợng đƣợc miêu tả.

+ Trình bày sạch sẽ, khoa học, có thể mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Trung bình (5 – 6 điểm): Bài viết đủ ba phần: mở bài, than bài, kết bài. + Giới thiệu đƣợc đối tƣợng cần miêu tả, khái quát dƣợc các đặc điểm chính, nổi bật của đối tƣợng.

+Trình bày rõ ràng, có thể mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt. - Loại yếu ( 0 – 4 điểm ): Bài văn thiếu một trong các phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Bài viết quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt. + Bài viết bẩn, gạch xóa.

* Kết quả thể nghiệm

Sau khi tiến hành thể nghiệm, tôi kiểm tra chất lƣợng của HS và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Lớp Số bài/ Phần trăm Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 – 8 điểm) TB (5 – 6 điểm) Yếu (0 – 4 điểm) Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thể nghiệm 5A 9 30 13 43,3 8 26,7 0 0 Đối chứng 5B 6 20 10 33.3 12 40 2 6,7 Qua bảng số liệu ta thấy rằng: Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Thể hiện ở: mức độ HS giỏi tăng từ 20% lên 30% , ( tăng

10% ), tỉ lệ HS khá tăng từ 33,3% lên 43,3% ( tăng 10%).Tỉ lệ HS trung bình,

yếu giảm đi đáng kể: tỉ lệ HS trung bình giảm từ 43,4% xuống còn 26,7% ( giảm

16,7% ), không còn HS yêu, tỉ lệ HS yếu giảm từ 3,4% còn 0% (giảm 3.4%).

Đối với lớp đối chứng thì sự thay đổi không đáng kể, kết quả học tập vẫn đƣợc giữ ở mức tƣơng đối ổn định trƣớc khi thực nghiệm.

Từ kết quả thực nghiệm, tôi đi đến kết quả sau:

Đối với lớp thực nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả diễn đạt trong phân môn TLV làm cho kết quả học tập của HS đƣợc nâng lên rõ rệt. Phần lớn HS tích cực tham gia xây dựng bài, hăng hái phát biểu, tự tin hơn khi diễn đạt ý kiến của mình, ngôn từ rõ ràng, mạch lạc

và logic hơn khi nói và viết. HS có ý thức hơn khi làm bài văn viết nên việc các em mắc lỗi cũng giảm đi đáng kể. Những HS kém mạnh dạn, ít giơ tay phát biểu đã hăng hái hơn, các em trƣớc đó mắc nhiều lỗi diễn nay đã biết tự sửa chữa. Đặc biệt các em nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả, vốn từ ngũ của các em cũng đã tăng lên đáng kể thể hiện ở sự phong phú về ngôn từ khi làm bài. HS biết sử dụng các hình ảnh so sánh làm cho câu văn sinh động, hấp dẫn hơn. Khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc chất lƣợng bài văn đƣợc nâng cao.

Ngƣợc lại, ở lớp đối chứng, hiện tƣợng HS không chú ý vào bài học còn khá phổ biến. Nội dung dạy học vẫn mang tính áp đặt, rập khuôn, tình trạng mắc lỗi khi diễn đạt trong văn miệng và văn viết vẫn còn phổ biến. Ngôn ngữ trong văn miêu tả của các em còn khô khan, bài văn sơ sài, thiếu hình ảnh. Chính vì thế mà kêt quả bài làm của HS còn thấp.

Nhƣ vậy, với những kết quả thực nghiệm và nhận xét nêu trên, tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng biện pháp mà đề tài đề xuất vào việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả là hoàn toàn có hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn dạy học văn miêu tả ở trƣờng tiểu học và đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS lớp 5 ở hai chƣơng trƣớc tôi tiến hành thiết kế giáo án thể nghiệm để kiểm tra tính khả thi của biện pháp đã dề xuất.

Do thay đổi hình thức và phƣơng pháp dạy học nên HS hứng thú học tập, tích cực, mạnh dạn hơn. HS đƣợc tự do, thoải mái hơn khi bày tỏ ý kiến cá nhân, lớp học sôi nổi hơn.

Để tiết dạy thật sự có hiệu quả GV phải biết kết hợp giữa hình thức và phƣơng pháp một cách phù hợp, cần kết hợp dạy học với trực quan: tranh

ảnh, băng hình, tư liệu, SGK…giúp HS tiếp thu bài tốt hơn. Muốn có tiết dạy

tốt GV cần phải đầu tƣ thời gian và lên kế hoạch tỉ mỉ, rõ ràng, có sự theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài dạy để chất lƣợng dạy và học thật sự đƣợc nâng cao.

KẾT LUẬN

Sản phẩm của TLV là các ngôn bản ở dạng nói và viết theo các dạng lời nói. Nhiệm vụ cơ bản của dạy học TLV là giúp tạo ra các ngôn bản nói và viết theo phong cách khác nhau. Trong đó, tạo lập ngôn bản trong văn miêu tả là một nội dung khó và chiếm phần đa thời lƣợng chƣơng trình, song cả GV và HS còn gặp nhiều khó khăn nhất định trong việc học dạy và học thể văn này. Vì thế, cần phải có những biện pháp dạy học mới, tích cực nhằm khắc phục phần nào khó khăn và thiếu sót còn tồn tại.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn tác giả đã đề xuất một số biện pháp, đó là: sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực trong dạy học TLV; hƣớng dẫn HS quan sát và tìm ý, chú ý hình thành ở HS khả năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ theo chuẩn mực, phù hợp với phong cách văn miêu tả; hƣớng dẫn HS cách sử dụng tài liệu học tập; hƣớng dẫn HS cách quan sát và tìm ý cho bài văn miêu tả…Các biện pháp này góp phần rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS góp phần nâng cao hiệu quả dạy học TLV cũng nhƣ các phân môn khác.

Tác giả đã thiết kế thực nghiệm bằng việc vận dụng các đề xuất trong đề tài, quá trình thể nghiệm đã chứng minh đƣợc khả thi của biện pháp đề xuất. Khả năng diễn đạt do rèn luyện và một phần cũng do năng khiếu. Chính vì thế, rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho HS là cả một quá trình lâu dài và bền bỉ, cần sự nỗ lực của cả GV và HS. Hơn ai hết GV là ngƣời ảnh hƣởng trực tiếp và nhiều nhất đối với HS, cho nên GV cần là chuẩn mực, mềm dẻo, khéo léo và phải hiểu tâm tƣ tình cảm của các em, cảm thông, chia sẻ giúp các em vƣợt qua khó khăn trong học tập.

Không có một phƣơng pháp dạy học nào là tối ƣu cũng không có một biện pháp nào là vạn năng, trên đây chỉ là một số biện pháp tích cực giúp phát triển khả năng diễn đạt của HS. Muốn biện pháp thật sự có hiệu quả phải dựa vào chính sự nỗ lực của bản thân các em.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A - Thành Thị Yên Nữ - Lê Phƣơng Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến (1996) “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” – Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học – NXBGD.

2. Hoàng Hòa Bình (2002) “Dạy văn cho học sinh tiểu học” – NXBGD. 3. Nguyễn Đức Dần (2000) “Ngữ dụng học”, NXBGD.

4. Nguyễn Sinh Huy (1997) “Giáo trình tâm lí học tiểu học”, NXBGD. 5. Nguyễn Đăng Mạnh (2004) “Muốn viết được một bài văn hay”, NXB

khoa học xã hội.

6. Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh (1998) “Rèn kĩ năng sử dụng tiếng

Việt” – Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ Cao đẳng sƣ phạm và sƣ

phạm 12 + 2, NXBGD.

7. Lê Phƣơng Nga - Nguyễn Trí (1999) “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở

tiểu học” NXB ĐHSP.

8. Nguyễn Quang Ninh - Đào Ngọc - Đặng Đức Siêu - Lê Xuân Thại (2002)

“Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt và mở rộng vốn từ Hán Việt”,

NXBGD.

9. Nguyễn Trí (2002) “Dạy tập làm văn ở trường Tiểu học” – NXBGD. 10. Nguyễn Trí (1996) “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”. 11. SGK, sách giáo viên , sách thiết kế Tiếng Việt lớp 5.

12. Thái Quang Vinh - Trần Lê Thảo “100 bài văn mẫu lớp 5” – NXB Hải Phòng.

PHỤ LỤC

Bài: Luyện tập tả cảnh

( tuần 4 – TLV lớp 5 – tập 1)

Kiến thức đã biết Kiến thức mới - Biết đƣợc cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Biết thế nào là hình ảnh so sánh, nhân hóa.

- Từ kết quả quan sát trƣờng học của mình, lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả ngôi trƣờng.

- Viết một đoạn văn miêu tả theo dàn ý đã lập ( câu văn rõ ràng, mạch lạc…)

I. MỤC TIÊU Giúp HS:

- Từ kết quả quan sát trƣờng học của mình, lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả ngôi trƣờng.

- Viết một đoạn văn miêu tả theo dàn ý đã lập ( câu văn rõ ràng, mạch lạc…)

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - GV: + Giấy khổ to và bút dạ. + SGK, SGV.

+ Tranh ảnh về quang cảnh sân trƣờng. + Bài văn mẫu về tả cảnh.

- HS: + SGK, bút, vở.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Hoạt động khởi động ( 5 phút)

A, Kết quả mông đợi: Nhớ lại kiến thức về văn tả cảnh và rèn kĩ năng nói cho HS. B, Phƣơng pháp – Kĩ thuậy dạy học: phƣơng pháp đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi.

Yêu cầu HS đọc lại bài miêu tả cơn mƣa tiết trƣớc

GV nhận xét, cho điểm.

- 2 HS đọc - HS nhận xét

2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập tả cảnh (30 phút)

a, kết quả mong đợi: Từ kết quả quan sát trƣờng học của mình, lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả ngôi trƣờng.

- Viết một đoạn văn miêu tả theo dàn ý đã lập ( câu văn rõ ràng, mạch lạc…)

b, Phƣơng pháp - kĩ thuật dạy học: phƣơng pháp hỏi đáp, phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp thực hành luyện tập,phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật đặt câu hỏi.

c, Đồ dùng – thiết bị dạy học: tranh ảnh về quanh cảnh sân trƣờng, phiếu học tập, câu hỏi, SGK

*.Giới thiệu bài

Trong tiết học TLV hôm nay các em sẽ đƣợc quan sát ngôi trƣờng mà chúng ta đang học tập để lập dàn ý cho bài văn miêu tả trƣờng học và viết một bài văn hoàn chỉnh.

*Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1: GV gợi ý bằng câu hỏi để HS làm bài tập.

+ Đối tƣợng em miêu tả là gì? + Thời gian em quan sát là lúc nào?

+ Em quan sát bằng những giác quan nào? + em tả phần nào của trƣờng?

-HS lắng nghe

-2 HS đọc yêu cầu bài tập 1. + Ngôi trƣờng của em.

+Buổi sáng/ buổi chiều đi học về/ buổi trƣa…

+ em quan sát bàng mắt, tai… + Em tả cảnh sân trƣờng/ lớp học/ Vƣờn trƣờng/ …

+ Tình cảm của em đối với ngôi trƣờng? *Chú ý: GV khuyến khích HS tự đặt ra câu hỏi quan sát cho bản thân và cho bạn mình theo định hƣớng của GV, tránh sự gò ép.

- GV đọc cho HS nghe bài văn mẫu tả ngôi trƣờng mà GV đã chuẩn bị.Yêu cầu HS lắng nghe để trả lời câu hỏi:

+ Bài văn miêu tả khung cảnh gì ở trƣờng? + Trình tự miêu tả nhƣ thế nào?

+ Kể một số hình ảnh so sánh làm em ấn tƣợng?

- GV yêu cầu HS lập dàn ý Chú ý:

+ Có thể tả ngôi trƣờng vào một buổi nhất định (buổi sáng hay buổi chiều, vào mùa hè hay mùa đông…) Cũng có thể tả ngôi trƣờng với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (từ sáng đến chiều, từ mùa xuân đến mùa đông ).

+ Xác định góc quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong để nắm bắt những đặc điểm chung và riêng của cảnh vật. + Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và các giác quan khác để có thể nắm bắt đƣợc những biểu hiện tinh tế của cảnh vật về: màu sắc, đƣờng nét, âm thanh, hƣơng vị, sác thái, Phải tập chung vào những điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của cảnh vật, những điểm gây cho em ấn tƣợng để tả.

+ em rất yêu quý ngôi trƣờng. + Ở sân trƣờng bạn nhìn thấy những gỉ?

+ Cảnh nào bạn thích nhất ở trƣờng?

- HS lắng nghe và ghi chép nhanh các câu từ ấn tƣợng.

+ Sự liên quan, mối tƣơng quan giữa cảnh vật đó với cảnh vật xung quanh, với thiên nhiên và với con ngƣời. Ngôi trƣờng nào cũng gắn với hoạt động của thầy và trò. Có thể tả thêm những hoạt động này nhƣng chỉ lƣớt qua không bài văn sẽ sa đà vào việc tả cảnh sinh hoạt.

-GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 để HS đƣợc trình bày suy nghĩ của mình trƣớc các bạn.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu mỗi HS lập cho mình một dàn ý riêng vào vở.

Bài 2.

GV hỏi HS:

+ Trong dàn ý của mình vừa lập em chọn cảnh nào để miêu tả?

GV gợi ý cho HS viết đoạn văn đã chọn bằng cách miêu tả những phần trƣờng có ấn tƣợng, nổi bật nhất, dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 1.

-Yêu cầu HS đọc bài đã viết + GV nhận xét

-GV yêu cầu 1 HS khá nói về ngôi trƣờng mà em vừa miêu tả trƣớc lớp.

-HS thảo luận theo nhóm 4, làm bài tập theo gợi ý của GV. - HS gián phiếu bài tập lên bảng lớn và đọc to trƣớc lớp.

-Các nhóm còn lại nhận xét bài làm của nhóm bạn.

- HS làm bài.

- Một HS đọc yêu cầu bài tập 2.

+ Em tả sân trƣờng + Em tả vƣờn trƣờng + Em tả lớp học -HS viết bài. - 2 – 3 HS dọc bài viết + HS dƣới lớp nhận xét. -1 HS đứng lên nói.

+ GV nhận xét và tuyên dƣơng. -GV thu một số bài và chấm điểm.

3, Hoạt động nối tiếp (5 phút)

A, Kết quả mong đợi: củng cố kiến thức

B, Phƣơng pháp – kĩ thuật dạy học:phƣơng pháp đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi C, Đồ dùng - thiết bị dạy học: câu hỏi

GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.

-Nhận xét tiết học.

-Nhắc HS về nhà viết lại bài văn hay hơn

-Chuẩn bị chogiờ học sau

-2 HS nêu

Ôn tập tả con vật

( Tuần 30 - TLV lớp 5 - tập 2)

Kiến thức đã biết Kiến thức mới

Biết cấu tạo bài văn tả con vật lớp 4 trang 112

Biết thế nào là hình ảnh so sánh, nhân hóa

Hiểu cấu tạo, cách quan sát và nhận biết đƣợc một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn miêu tả con vật. Viết đƣợc đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích.

I, Mục tiêu

1, Kiến thức: Hiểu cấu tạo, cách quan sát một số chi tiết tiêu biểu trong bài văn miêu tả ( bài tập 1)

2,Kĩ năng: Viết đƣợc đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc mà em yêu thích. 3, Thái độ: HS yêu yhích các con vật và yêu thích môn học.

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)