Tích hợp trong các môn học khác

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 34 - 66)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1.2.Tích hợp trong các môn học khác

Đặc thù chung của GV Tiểu học dó là: vừa là GV chủ nhiệm vừa là cô giáo dạy bộ môn, vì thế tạo điều kiện thuận lợi cho GV nắm bắt tình hình học tập của HS. Từ đó có các biện pháp giúp đỡ HS trong khi học TLV nói riêng và các môn học khác nói chung.

Thông qua việc giảng dạy các môn học khác GV chủ động bồi dƣỡng năng lực diễn đạt cho HS.Tích cực quan tâm đến các HS yếu kém, rèn cho các em sự tự tin mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Đó là tiền đề quan trọng để HS rèn kĩ năng diễn đạt, làm cơ sở để rèn kĩ năng diễn đạt đúng và hay trong văn miêu tả. Hơn nữa, đây là điều kiện thuận lợi để GV trực tiếp uốn nắn sửa chữa lỗi sai cho HS một cách trực tiếp, giúp cho HS tiếp thu nhanh hơn.

VD: Trong khi dạy môn Lịch Sử, bài “Chiến thắng Điện Biên Phủ” có câu hỏi yêu cầu HS giới thiệu về các nhân vật lịch sử tiêu biểu.

Khi đó bằng những hiểu biết của mình HS phải diễn đạt những hiểu biết của mình về các nhân vật nhƣ: Bế Văn Đàm, Tô Vĩnh Diện… khi HS giới thiệu GV có thể sủa trực tiếp lỗi diễn đạt khi nói cho HS.

Làm văn miêu tả cũng là sáng tác nghệ thuật, khác với môn mĩ thuật là vẽ lại thì văn miêu tả “vẽ lại bằng lời” những gì nhìn thấy, cảm nhận đƣợc qua lăng kính chủ quan của chính bản thân. HS học tốt môn mĩ thuật sẽ có cách quan sát và tƣởng tƣợng tốt. Những hiểu biết đó có thể vận dụng vào trong làm văn miêu tả.

2.1.2. Dạy học theo phương pháp giao tiếp

Phƣơng pháp giao tiếp là phƣơng pháp đặc trƣng của môn học này bởi

“Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của xã hội loài người”.Quá trình

dạy học tiếng Việt ở tất cả các cấp học cần phải tổ chức nhƣ một quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ. Từ đó giúp HS tăng thêm vốn từ cho những bài văn viết. Phƣơng pháp giao tiếp là phƣơng pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông báo sinh động , vào việc tổ chức quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu trong những tình huống nói năng điển hình và những tình huống nói năng cụ thể.

Phƣơng pháp giao tiếp đƣợc sử dụng trong tất cả các tiết TLV, chủ yếu trong tiết luyện nói, trả bài…giúp phát triển ngôn ngữ cho từng cá nhân học sinh. Thông qua phƣơng pháp giao tiếp học sinh học đƣợc cách nói, cách trình bày ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc, giúp HS tự tin hơn trong giao tiếp.

VD: Khi dạy tiết luyện nói: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”

các em có cơ hội thể hiện sự hiểu biết của mình và rèn cách diễn đạt trƣớc đám đông, từ đó dần hình thành kĩ năng diễn đạt.

Vận dụng phƣơng pháp này GV tạo nhiều cơ hội cho HS đƣợc thực hành, luyện tập, không quá nặng nề về lí thuyết nhƣ phƣơng pháp truyền thống. Do vậy HS hào hứng tham gia các hoạt động học tập, tích cực, sáng tạo trong làm văn.Thông qua giao tiếp HS đƣợc nói về ý kiến của mình từ đó giúp rèn luyện cho HS sự tự tin trong giao tiếp, một yêu cầu rất quan trọng khi thực hiện những bài văn nói.

Hơn nữa, thông qua phƣơng pháp giao tiếp GV thu đƣợc những tín hiệu ngƣợc từ HS, nắm đƣợc trình độ và khả năng ngôn ngữ của HS, từ đó có những biện pháp giúp đỡ hữu hiệu nhất.

Một đặc điểm riêng biệt ở GV Tiểu học là GV vừa chủ nhiệm vừa là cô giáo bộ môn. Vì thế, GV có thể phối hợp việc sửa lỗi diễn đạt trực tiếp và kịp thời cho HS và có thể bồi dƣỡng năng lực diễn đạt cho những HS yếu, HS kém tự tin. Thời gian dạy một tiết TLV không nhiều chỉ từ 35 phút đến 40 phút, vì thế GV không thể quan tâm đến hết tất cả các đối tƣợng HS, GV có thể tận dụng các tiết học khác để bồi dƣỡng năng lực diễn đạt cho HS yếu thong qua các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ đàm thoại, thực hành, thảo luận nhóm… Văn miêu tả ngoài việc tả về đối tƣợng còn kèm theo những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, thái độ yêu – ghét, chân trọng… của ngƣời viết đối với đối tƣợng đó.Thông qua bài viết ngƣời đọc hình dung đƣợc đối tƣợng cũng nhƣ những tâm tƣ, tình cảm của các em. Nên việc thực hiện phƣơng pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp cần chú ý khơi dậy ở các em những cảm xúc, đánh thức tiềm năng cảm thụ văn học và có nhu cầu thể hiện, bày tỏ sự cảm thụ đó với ngƣời khác. Nhƣ vậy, qua giao tiếp rèn cho HS các kĩ năng nói và viết văn, nắm đƣợc kĩ thuật viết, luật viết câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, bố cục văn cảnh hoặc môi trƣờng giao tiếp.Khi đó, HS có thể hình thành những bài nói, bài viết thể hiện đƣợc tâm tƣ tình cảm của mình. Những bài nói, bài viết đó là cơ sở để GV sửa lỗi diễn đạt cho HS. Đồng thời khuyến khích các em tự sửa lỗi của mình.

2.1.3 Phương pháp quan sát và phân tích ngôn ngữ

Trong dạy học tiếng việt lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tƣợng để quan sát. Nó giúp chúng ta nghiên cứu đƣợc các hiện tƣợng, phát hiện sự biến đổi về chất lƣợng và số lƣợng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ. Từ đó giúp HS nắm bắt đƣợc cấu tạo từ ngữ, câu văn, đoạn văn và cách trình bày văn bản.

Có nhiều cách quan sát ngôn ngữ khác nhau: trực tiếp, gián tiếp, công khai, kín đáo,…Vì thế trong dạy học giáo viên cần chú ý hƣớng dẫn HS quan sát ngôn ngữ một cách có mục đích. Các mẫu lời nói để cho HS quan sát cần rõ

VD: Hƣớng dẫn HS quan sát câu văn miêu tả để tìm ra cách viết các câu văn miêu tả so sánh GV cần sử dụng câu văn, bài văn phải hay, điển hình:

Khi tả chiếc bút máy: “Ngòi chiếc bút thanh mảnh như chiếc lá tre”. Tả cây chuối mẹ SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2, tác giả Phạm Đình Ân đã viết : “Các tàu lá ngả ra mọi phía như những các quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm”

Ngoài ra, phƣơng pháp quan sát còn là một phƣơng tiện dạy học hữu hiệu không thể thiếu trong văn miêu tả. Muốn diễn tả cảnh vật một cách hoàn chỉnh và sinh động thì ngƣời nói phải có những hiểu biết chính xác về nó. Muốn vậy thì phải quan sát thật kĩ nó trong tổng thể tạo ra nó.

Phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ là phƣơng pháp dƣợc sử dụng một cách có hệ thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ, hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa của chúng trong nói năng.

Nhờ quá trình quan sát và phân tích ngôn ngữ HS nắm chắc đƣợc cấu tạo ngôn ngữ tiếng Việt, hình thành kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hợp lí. Đó là cơ sở để GV xây dựng hệ thống các bài tập phục vụ cho văn nói và văn viết.

2.2 Hình thành cho HS kĩ năng sử dụng ngôn ngữ

2.2.1 Chú ý hình thành ở HS ý thức về “chuẩn mực ngôn ngữ” và “chuẩn văn hóa lời nói” văn hóa lời nói”

HS Tiểu học đƣợc tiếp xúc với chuẩn ngôn ngữ và chữ viết ngay từ những ngày đầu đến trƣờng. Tuy nhiên, nhiều HS lớp 5 vẫn chƣa nắm dƣợc chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực văn hóa khi thực hành giao tiếp.

Trong thực tế ngôn ngữ nói không đi liền với ngôn ngữ viết, ngôn ngữ trong cuộc sống cũng có những quy tắc sử dụng khác nhau: chỉ có thể nói là mặc áo nhƣng lại không nói mặc tất, nói áo cộc tay nhƣng không ai nói áo cộc cổ... Vì vậy khi nói hoặc viết HS đều cần chú ý đến nhƣng quy tắc, chuẩn mực để sử dụng từ ngữ cho phù hợp.

Bên cạnh sự chú ý về chuẩn ngôn ngữ thì cần giáo dục HS thực hiện “chuẩn

văn hóa” trong lời nói. Lời nói với bố mẹ, ông bà, thầy cô, ngƣời lớn phải kính

trọng lễ phép… Đối với bạn bè thì thoải mái, vui vẻ…

Đối với HS lớp 5 là bậc cuối cấp thì việc sử dụng chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa càng phải đƣợc chú trọng hơn.Các em không chỉ sử dụng những quy tắc khi học tập mà còn phải sử dụng hợp lí trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2 Chú ý hình thành dạng ngôn ngữ độc thoại và phong cách ngôn ngữ viết cho HS viết cho HS

Trong dạy học tiếng Việt chú ý hình thành cho HS ngôn ngữ độc thoại. Ngôn ngữ độc thoại đƣợc hình thành thông qua các hoạt động vui chơi và học tập khác nhau. Đối với những độc thoại đơn giản các em có thể nói ra rất dễ dàng vì đã có sẵn mẫu lời nói, câu định sẵn chỉ cần thay đổi một số từ.

VD: “Hôm nay con học môn gì ?” – “Hôm nay con học môn toán”

Ở trƣờng hoạt động học tập mang tính chủ đạo, là một hoạt động trí tuệ. Lời nói của các em hƣớng tới dạng độc thoại tức là hƣớng tới những quy tắc liên kết thống nhất phụ thuộc lẫn nhau của lời nói.

Lời nói chỉ hay khi sử dụng đúng ngữ cảnh. Vì thế cần hình phong cách ngôn ngữ viết cho HS.

Ngôn ngữ trong văn miêu tả là ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sử dụng các hình ảnh so sánh khác nhau làm cho bài văn thêm sinh động. Khi viết hay nói để miêu tả sự vật, sự việc cần chú ý phong cách ngôn ngữ riêng của văn bản miêu tả tránh nhầm lẫn sang phong cách của các dạng văn bản tự sự, nghị luận… làm giảm đi hiệu quả diễn đạt và chất lƣợng bài văn. Có rất nhiều HS nhầm lẫn giữa kể và tả và thƣờng thiên về liệt kê nhiều hơn.

VD: Khi viết bài văn miêu tả loại quả mà em thích, một HS viết “quả mít hình tròn, bên trong có múi màu vàng, trong múi có hạt. Quả mít có gai.

Phong cách ngôn ngữ khi nói, viết ở mỗi ngƣời lại có một đặc trƣng riêng, đƣợc hình thành nhờ sự tiếp xúc với sách báo và các môi trƣờng giao tiếp khác nhau tạo ra đặc trƣng ngôn ngữ cho từng ngƣời.Tuy nhiên trong khi sử dụng

ngôn ngữ HS hay mắc phải lỗi “viết như nói” giáo viên cần phải lƣu ý những vấn đề này để điều chỉnh kịp thời.

2.2.3 Hình thành ở HS thói quen và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh ngôn ngữ của mình ngôn ngữ của mình

Trong trƣờng học lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tƣợng quan sát, tìm hiểu của HS.Thông qua việc quan sát ngôn ngữ của ngƣời khác và của mình cũng nhƣ ngôn ngữ trong sách vở một cách có ý thức thì HS dễ dàng nắm bắt đƣợc các hiện tƣợng đặc trƣng của ngôn ngữ, nắm đƣợc cách dùng từ, cách đặt câu, từ đó làm cơ sở phát triển ngôn ngữ và tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình từ cách phát âm,cách dùng từ, đặt câu và sử dụng câu văn trong văn bản. Muốn hình thành cho HS thói quen quan sát ngôn ngữ và biến nó trở thành kĩ năng là nhiệm vụ rất khó khăn đối với cả GV và HS. Muốn thế GV phải luôn đề ra các yêu cầu học tập, hƣớng HS đến việc quan sát các hiện tƣợng ngôn ngữ, biến nó trở thành tài liệu và nhiệm vụ học tập. GV cần phải khéo léo dẫn dắt HS vào các tình huống buộc các em phải quan sát ngôn ngữ, từ đó dần hình thành thói quen cho HS.

Có thể thu hút các em bằng các trò chơi về ngôn ngữ nhƣ: nghe và phát

hiện lỗi sai, truyền tin, thời sự…khi tham gia chơi tự các em sẽ điều chỉnh hành

vi và chú ý vào lời nói có sẵn, khi đó GV hoàn thành đƣợc mục tiêu mà HS cũng không cảm thấy căng thẳng. Từ đó giúp các em có cơ sở tự điều chỉnh ngôn ngữ của mình.

Thông qua việc nắm chắc các cơ sở ngôn ngữ: chuẩn ngôn ngữ, chuẩn văn hóa, phong cách ngôn ngữ và từ vựng, ngữ pháp …HS có thể dễ dàng đƣa ra những suy nghĩ của mình một cách mạch lạc.

2.3 Sử dụng tài liệu học tập có hiệu quả

Sử dụng sách tham khảo, sách văn mẫu… không hề xấu, đó là những tài liệu học tập hữu hiệu hỗ trợ cho việc học văn của HS. Lớp 5 chủ yếu là văn miêu tả một dạng văn tƣơng đối khó, vì thế sử dụng tài liệu hỗ trợ học tập cũng là một giải pháp.

Vì áp lực học tập, đôi khi nhiều HS sử dụng tài liệu học tập một cách tiêu cực: sao chép, chắp vá, …nhằm mục đích chống đối. Trong điều kiện công nghệ thông tin, mạng internet phát triển nhƣ hiện nay việc ngăn cản học sinh sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ học tập ngoài nhà trƣờng là không thể. Chính vì thế, GV cần chủ động nắm bắt tình hình, hƣớng dẫn học sinh phát huy những phƣơng tiện ấy một cách có hiệu quả nhất mà vẫn phát huy đƣợc tính sáng tạo và tƣ duy của mỗi em.

Giáo viên cần hƣớng dẫn HS tìm hiểu tài liệu một cách khoa học, có biến đổi để câu văn trở thành lời văn của mình. Trên cơ sở HS phải nắm chắc cấu trúc của bài văn miêu tả.

Bài văn miêu tả bao giờ cũng gồm có 3 phần: - Mở bài: giới thiệu khái quát về đối tƣợng cần miêu tả.

-Thân bài: giới thiệu bao quát chung nhất về sự vật, hiên tƣợng đƣợc miêu tả. + Miêu tả chi tiết từng bộ phận một cách cụ thể và sinh động.

+ Nêu công dụng của từng bộ phận.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân với đối tƣợng.

Tùy theo từng bài văn cụ thể cũng nhƣ suy nghĩ riêng của từng cá nhân HS mà sắp xếp nội dung các ý trong phần thân bài cho phù hợp.

HS phải nắm vững cấu trúc bài văn miêu tả cũng nhƣ các yêu cầu về từ ngữ trong văn miêu tả mới có thể hoàn thành bài văn có chất lƣợng.

Khi đọc một bài văn mẫu HS có thể học đƣợc ở đó cách sắp xếp nội dung theo một trình tự cụ thể không gian, thời gian: từ nhỏ đến lớn, từ tổng thể đến bộ phận … từ đó tìm cho mình cách sắp xếp nội dung cho phù hợp với hoàn cảnh quan sát.

Khi đọc văn mẫu hay các tài liệu tham khảo khác GV cần hƣớng dẫn HS nghiên cứu văn bản về cả nội dung và hình thức trình bày.

Nghiên cứu kĩ nội dung để biết bài văn đó viết gì? tả về cái gì? và tả nhƣ thế nào?

Quan trọng hơn là khi đã hiểu văn bản HS phải chọn lựa đƣợc những nội dung phù hợp có thể áp dụng trong bài văn của mình. Không phải là quá trình sao

chép toàn bộ. Khi ta muốn miêu tả một bộ phận nào đó có đặc điểm giống với đặc điểm của bộ phận trong bài văn mẫu thì có thể dựa vào cấu trúc câu văn hay mƣợn từ ngữ miêu tả trong câu để biến câu văn đó thành lời văn của mình. Nhƣ thế sẽ tránh đƣợc hiện tƣợng câu văn sai cấu trúc hay từ ngữ không phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VD: Dựa vào câu văn mẫu: “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy hót vang lừng chào nắng sớm”.

Khi viết bài văn tả con gà trống HS có thể vận dụng nhƣ sau: Ngày mai, khi phương đông vừa lẩn bụi hồng, chú gà trông ấy lại gáy vang: “ò…ó …o” gọi ông mặt trời thức dậy.

Có thể vận dụng cách quan sát trong văn mẫu: những đặc điểm nào đƣợc quan sát bằng mắt, đặc điểm nào đƣợc quan sát và cảm nhận bằng thính giác, khứu giác… khi quan sát bằng các giác quan thì những đặc điểm đó đƣợc hiện lên nhƣ thế nào trong bài văn.

VD: không thể viết: “em nhìn thấy tiếng gió rì rào đùa vui ngoài vườn

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 34 - 66)