Hướng dẫn HS lựa chọn trình tự quan sát

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 44 - 45)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.2.1. Hướng dẫn HS lựa chọn trình tự quan sát

Tốt nhất là để mỗi em tự tìm một trình tự quan sát thích hợp. Trƣờng hợp các em gặp khó khăn GV có thể gợi ý trình tự quan sát mà bản thân đã chuẩn bị trƣớc. Các trình tự quan sát có thể là:

-Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận

hoặc ngƣợc lại, từ trái sang phải, từ trên xuống dƣới, từ ngoài vào trong hoặc ngƣợc lại,…

VD: Khi “quan sát cơn mưa” cần phân chia theo trình tự nhƣ: Dấu hiệu báo cơn mƣa đến, trong cơn mƣa, hạt mƣa, tiếng mƣa, cây cối và cảnh vật trong mƣa, sau cơn mƣa…

- Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh

mẽ cho bản thân ( hứng thú hay khó chịu, yêu hay ghét…) thì quan sát trƣớc, các bộ phận khác quan sát sau…

VD: Khi “tả cơn mưa” thì cảnh vật chủ yếu là cảnh vật trong cơn mƣa nhƣ: tiếng mƣa, hạt mƣa, bầu trời, cây cối, các con vật trong cơn mƣa,…

Sau khi quan sát có thể hƣớng dẫn HS so sánh trình tự quan sát của một số bài văn cụ thể thông qua câu hỏi: Tác giả mỗi bài văn quan sát sự vật theo trình tự nhƣ thế nào? So sánh trình tự miêu tả của tác giả ở mỗi bài văn đó?

Thông qua đó HS dễ dàng biết cách kết hợp các giác quan để quan sát khi đƣợc hƣớng dẫn cụ thể, tỉ mỉ. Dù quan sát theo trình tự nào thì khi quan sát cũng dừng lai ở những bộ phận chủ yếu, tiêu biểu, trọng tâm để quan sát kĩ lƣỡng hơn.

2.4.2.2. Hướng dẫn HS lựa chọn các giác quan dể quan sát và lựa chọn cách diễn đạt hợp lí

Đây là khâu quan trọng có tính chất quyết định về nhiều mặt. Thông thƣờng HS chỉ dùng mắt để quan sát, do đó kết quả thu đƣợc thƣờng là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác ( hình dáng, màu sắc, kích thƣớc, đƣờng nét, độ xa gần…). Đó là mặt mạnh nhƣng cũng là nhƣợc điểm của các em. Khi hƣớng dẫn HS quan sát GV cần chú ý hƣớng dẫn các em sử dụng thêm các giác quan để quan sát ( khứu giác, xúc giác,…) và khi diễn tả những sự sự vật đó cũng phải nhớ và liên tƣởng cho chính xác.

VD: khi tả con mèo HS không thể viết: Trong đêm tối, em nhìn thấy con mèo kêu: “ meo…meo “, khi chú đang vờn chuột.

Ở câu văn trên các em đã diễn tả sai giác quan để quan sát dẫn đến lỗi sai trong câu văn và lỗi diễn đạt. Vì thế, ngoài việc sử dụng hợp lí các giác quan khi quan sát HS cần có những hiểu biết nhất định về đối tƣợng miêu tả cũng nhƣ cần rèn luyện cho mình khả năng ghi nhớ, liên tƣởng, tƣởng tƣợng tốt để rèn luyện kĩ năng diễn đạt tốt.

Văn miêu tả là văn bản mang tính nghệ thuật sáng tạo của ngôn từ, do đó để học tốt văn miêu tả thì diễn đạt đúng là chƣa đủ mà câu văn sử dụng trong văn bản còn phải hay, hấp dẫn và sinh động.

Để có bài văn miêu tả hay thì HS cần làm tốt trong tất cả các khâu: lựa chọn đối tƣợng và trình tự quan sát, sử dụng các giác quan để quan sát, lập dàn ý, diễn đạt thành bài văn…Trong đó sự quan sát, cảm nhận tinh tế và cách diễn đạt là yếu tố quyết định thành công của bài văn.

Thực hiện đƣợc tốt các khâu nói trên yêu cầu sự chủ động trong học tập của mỗi HS cũng nhƣ sự nhiệt tình giúp đỡ của GV để việc dạy và học có chất lƣợng tốt.

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)