Tích hợp và lồng ghép trong phân môn Tiếng Việt

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 33 - 34)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1.1. Tích hợp và lồng ghép trong phân môn Tiếng Việt

Chúng ta có thể nhận thấy nội dung TLV đƣợc tích hợp trong phân môn Tiếng Việt là rất phổ biến. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong nội dung chƣơng trình và cấu trúc SGK. Trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có rất nhiều nội dung bài chính tả, bài tập đọc, bài luyện từ và câu đƣợc lấy làm ngữ liệu hay bài mẫu cho TLV, đặc biệt là văn miêu tả.

VD: Trong bài tập đọc của tuần 25. Bài: Phong cảnh đền Hùng (SGK lớp 5, tập 2, trang 68)

Trước đền, những khóm hoa hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh

bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa…”

Đó chính là một bài văn miêu tả phong cảnh đền hùng,là ngữ liệu để HS tham khảo khi viết các bài văn tả cảnh.

Những văn bản đƣợc lựa chọn làm vật phẩm phần lớn là những văn bản có giá trị về nội dung và nghệ thuật, thuộc các thể loại khác nhau. Các văn bản đề cập đến nhiều mặt của đời sống con ngƣời và đƣợc sắp xếp theo chủ diểm, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS.

SGK chú trọng đến việc dạy tri thức ( những kiến thức cơ bản về: đại ý, bố cục, nhân vật, cốt truyện…). Các thể loại: ca dao, tục ngữ, thơ, văn xuôi… Các kĩ năng: cảm nhận (đọc, phân tích), kĩ năng sáng tác (làm văn) nhằm phát triển toàn diện cả bốn kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết cho HS Tiểu học.

SGK phân giải tốt quá trình hình thành và phát triển kĩ năng nói, viết cho HS qua nhiều công đoạn, thông qua hệ thống các bài tập có tính phát triển.: - Bài tập điền từ, đặt câu, viết đoạn văn…

- Các bài tập trong phần luyện từ và câu: tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ gần nghĩa, từ đồng âm…

Qua hệ thống bài tập đó giúp HS mở rộng vốn hiểu biết, mở rộng vốn từ và nâng cao khả năng sử dụng từ ngữ trong học tập cũng nhƣ trong giao tiếp.

VD: Trong bài mở rộng vốn từ: công dân Bài tập 1 yêu cầu:

Ghép từ công dân vào trƣớc hoặc sau từng từ dƣới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm, gương mẫu, danh dự

Rèn cho HS các kĩ năng đọc và phân tích ngữ liệu: đọc thầm, đọc lƣớt, đọc thành tiếng…

Trong phân môn TLV, SGK chú ý dạy HS viết những thể loại văn mang màu sắc, sáng tạo nghệ thuật, có tác dụng nhất định trong việc phat triển óc quan sát, khiếu thẩm mĩ, bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm cho ngƣời học.

Trong đó, văn miêu tả đƣợc chú trọng nhất,. Đây là loại văn khó so với các thể loại văn còn lại.

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)