Hình thàn hở HS thói quen và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 39)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3.Hình thàn hở HS thói quen và kĩ năng quan sát ngôn ngữ, tự điều chỉnh

ngôn ngữ của mình

Trong trƣờng học lần đầu tiên ngôn ngữ trở thành đối tƣợng quan sát, tìm hiểu của HS.Thông qua việc quan sát ngôn ngữ của ngƣời khác và của mình cũng nhƣ ngôn ngữ trong sách vở một cách có ý thức thì HS dễ dàng nắm bắt đƣợc các hiện tƣợng đặc trƣng của ngôn ngữ, nắm đƣợc cách dùng từ, cách đặt câu, từ đó làm cơ sở phát triển ngôn ngữ và tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình từ cách phát âm,cách dùng từ, đặt câu và sử dụng câu văn trong văn bản. Muốn hình thành cho HS thói quen quan sát ngôn ngữ và biến nó trở thành kĩ năng là nhiệm vụ rất khó khăn đối với cả GV và HS. Muốn thế GV phải luôn đề ra các yêu cầu học tập, hƣớng HS đến việc quan sát các hiện tƣợng ngôn ngữ, biến nó trở thành tài liệu và nhiệm vụ học tập. GV cần phải khéo léo dẫn dắt HS vào các tình huống buộc các em phải quan sát ngôn ngữ, từ đó dần hình thành thói quen cho HS.

Có thể thu hút các em bằng các trò chơi về ngôn ngữ nhƣ: nghe và phát

hiện lỗi sai, truyền tin, thời sự…khi tham gia chơi tự các em sẽ điều chỉnh hành

vi và chú ý vào lời nói có sẵn, khi đó GV hoàn thành đƣợc mục tiêu mà HS cũng không cảm thấy căng thẳng. Từ đó giúp các em có cơ sở tự điều chỉnh ngôn ngữ của mình.

Thông qua việc nắm chắc các cơ sở ngôn ngữ: chuẩn ngôn ngữ, chuẩn văn hóa, phong cách ngôn ngữ và từ vựng, ngữ pháp …HS có thể dễ dàng đƣa ra những suy nghĩ của mình một cách mạch lạc.

Một phần của tài liệu biện pháp rèn kĩ năng diễn đạt trong văn miêu tả cho học sinh lớp 5 (Trang 39)