Phần 1: Bài tập chữa lỗi diễn đạt I Một vài chú ý khi viết câu:

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn lớp 8 (hay) (Trang 91 - 93)

I. Kiến thức cơ bản:

Phần 1: Bài tập chữa lỗi diễn đạt I Một vài chú ý khi viết câu:

I. Một vài chú ý khi viết câu:

- Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gíc giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu.

- Về mặt lô-gíc, cần chú ý tránh một số lỗi sau:

+ Lỗi mâu thuẫn lô-gíc giữa chủ ngữ và vị ngữ: Cái bàn này vuông.

+ Lỗi liệt kê không đồng loại: Em rất thích học văn, sử và nhiều môn học tự nhiên khác. + Quan hệ giữa các vế câu không lô-gíc: Vì trời mưa nên em vẫn đi học.

II. Luyện tập

Bài tập

Bài tập 1: Phát hiện lỗi lô-gíc trong các câu sau.Chữa lại các lỗi đó. a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác. b. Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em. c. Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào em cũng đi học muộn.

d. Trời đã bắt đầu tối nên em nhìn rõ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố. Bài tập 2: Những câu sau mắc lỗi lô-gíc nào? Hãy chữa lại các lỗi đó. a. Em hứa sẽ học tốt các môn toán, lí, hoá và các môn khoa học xã hội khác. b. Con thích mua xe hay xe đạp?

c. Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.

Bài tập 3: Đọc lai các bài tập làm văn của em và phát hiện các lỗi lô-gíc. Chữa lại các lỗi đó (nếu có).

Gợi ý

Bài tập 1: Chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các vế câu. a. nhà thơ lớn – bài văn tuyệt tác

b. Cặp quan hệ từ: nếu – thì c. Cặp quan hệ từ: tuy – nhưng d. Quan hệ từ: nên

Tham khảo cách chữa sau:

a. Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài thơ tuyệt tác. b. Vì không tin bạn nên em cố tình không nói những bí mật của em. c. Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào em cũng đi học đúng giờ.

d. Trời đã bắt đầu tối nhưng em vẫn nhìn rõ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố.

Bài tập 2: Chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các từ ngữ cùng chức vụ ngữ pháp. a. quan hệ giữa: toán, lí, hoá và các môn khoa học xã hội

b. quan hệ giữa: xe hay xe đạp

c. quan hệ giữa: việc học tập nói chung và lao động nói riêng Tham khảo cách chữa sau:

a. Em hứa sẽ học tốt các môn toán, lí, hoá và các môn khoa học xã hội. b. Con thích mua xe máy hay xe đạp?

Bài tập 3: HS đọc lại các bài TLV của bản thân, (đặc biệt là bài kiểm tra HK II), phát hiện các lỗi lô- gíc tương tự, phân tích và tìm cách chữa lỗi. HS nên ghi ra sổ riêng để tránh mắc lại lỗi này.

Phần 2: Luyện tập đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn Nghị luận I. Kiến thức cần nhớ.

Trong văn nghị luận, khi trình bày các luận cứ, không thể không dùng tự sự và miêu tả. Bởi vì, trong hệ thống luận cứ có không ít luận cứ là sự việc, hiện tượng, hình ảnh được làm dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ, nhằm làm rõ luận điểm. Miêu tả và tự sự sẽ làm cho việc lập luận được rõ ràng, cụ thể, giàu sức thuyết phục.

Như vậy, tự sự và miêu tả là thủ pháp trình bày luận cứ, không phá vỡ mạch nghị luận mà chỉ hỗ trợ cho nghị luận. Bởi vậy, kể và tả ở chỗ nào chỉ được xác định sau khi đã lập được hệ thống luận điểm, luận cứ; khi tự sự và miêu tả không cần đầy đủ diễn biến sự việc hoặc cụ thể mọi mặt của hình ảnh, phải hết sức tinh lọc, theo yêu cầu của lập luận.

II. Luyện tập.

Bài tập 1: Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4.

Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương. ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi . Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Câu 1: Luận điểm được trình bày trong đoạn văn trên là gì? A. Vẻ đẹp của Thành Đại La – Kinh đô cũ của nước ta.

B. Thành Đại La có nhiều thuận lợi, xứng đáng trở thành kinh đô bậc nhất. C. Thành Đại La có những ưu thế hơn hẳn kinh đô Hoa Lư.

D. Thành Đại La có địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Câu 2: Trong đoạn văn trên, câu nào là chủ đề ?

A. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. B. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.

C. Thật là chốn tự hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

D. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Câu 3: Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên.

A. Miêu Tả C. Tự sự

B. Biểu cảm D. Lập luận

Câu 4: Tác dụng của việc miêu tả những thuận lợi của thành Đại La?

A. Giúp cho người đọc hình dung được những vẻ đẹp cụ thể của thành Đại La.

B. Thuyết phục người đọc bằng cách giúp họ hình dung chi tiết những thuận lợi nhiều mặt của thành Đại La.

C. Giúp cho đoạn văn thêm dễ hiểu, do đó thu hút người đọc.

D. Giúp cho việc trình bày luận điểm của tác giả chặt chẽ và lô - gíc hơn. Bài tập 2: Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4.

Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như là một chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Câu 1: Vấn đề cơ bản được trình bày trong đoạn văn trên là gì?

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn lớp 8 (hay) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w