+ Đề 1 : Nghị luận kết hợp giải thích, chứng minh và nêu ý kiến của người viết về việc hút thuốc
lá tập trung ở đối tượng học sinh trong nhà trường. Người viết có thể dựa vào bài Ôn dịch, thuốc lá và những tài liệu khác để xây dựng bài viết của bản thân.
+ Đề 2 :. Sau khi giới thiệu ngắn gọn bài thơ , đoạn thơ, cần làm rõ vẻ đẹp tư tưởng – thẩm mĩ
của đoạn thơ:
a. Tình yêu quê hương làng biển trong sáng, nồng nhiệt giúp tác giả hình dung trong trí nhớ cảnh làng chài trong buổi ban mai đi đánh cá như là bức tranh cụ thể trước mắt.
b. Phân tích vẻ đẹp của các hình ảnh chiếc thuyền như con tuấn mã đè sóng ra biển, đặc biệt là hình ảnh cánh buồm- mảnh hồn làng đã thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật thành công của nhà thơ.
c. Cảm nhận riêng của người viết.
Đề luyện số 2: I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng, được 0,5 điểm.
Tuy vậy cần chia điểm linh hoạt và phù hợp đối với từng câu cụ thể nhưng không được vượt qua tổng 5 điểm cho toàn bộ phần I.
1. D, 2.C; 3.D, 4.D; 5.B,C,D;
6. A: màu sắc; B: Thời gian; C: Sinh hoạt và hành động của con hổ; D: Thiên nhiên và hiệntượng thiên nhiên. tượng thiên nhiên.
7. D.
8. Ngắt nhịp.
2 – 3 – 3/3-2-3/1-3-4/3-3-2/3-2-2/1-2-3-2/2-4-2/5-3/2-3-3/
*Nhận xét: Ngắt nhịp linh hoạt dài, ngắn, lẻ, chẵn, tự do, phóng khoáng theo diễn biến của tâm
trạng, cảm xúc. 9. Gieo vần phổ biến
+ Vần chân (các tiếng cuối câu vần với nhau); + Vần liền (2 câu liên tiếp vần với nhau). + Vần bằng và vần trắc nối tiếp nhau. Ví dụ: Chân – bằng – liền: tan – ngàn, Chân – trắc – liền: mới – gội,
Chân – bằng – lền: bừng – rừng. Chân – trác – liền: gắt – mật.
10. A, B, C, D – cả 4 câu trả lời đều đúng.
Phần II. Tự luận (5 điểm)
* Đề 1: (Nghị luận).
Qua việc phân tích 3 bài thơ trữ tình nghệ thuật của Hồ Chí Minh phải làm nỗi bật được con người chiến sĩ – nghệ sĩ sống bình tĩnh, lạc quan trong hoàn cảnh tù đày, sống hoà hợp với thiên nhiên trong hoàn cảnh kháng chiến gian khổ.
*Đề 2: (Nghị luận).
Làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau về tình cảm tự do trong hai bài thơ:
a. Giống nhau: Khao khát tự do cháy bỏng, nỗi cô đơn, buồn bực trong cuộc sống bị tù đày, giam
giữ .
b. Khác nhau: Một đằng là bất lực, chán ngán, đành chấp nhận hoàn cảnh của con hổ trong vườn
bách thú, một đằng là tâm sự của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi bị giặc Pháp bắt tù: khao khát, hi vọng, quyết tâm muốn tháo cũi xổ lồng để tiếp tục cuộc đời chiến đấu, hi sinh vì lí tưởng. Một đằng là thơ mới lãng mạn, đằng kia là thơ cách mạng mới.
*Đề 3: Sau sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc Chiếu dời đô qua Hịch tướng sĩ đến Nước Đại Việt ta là sự phát triển liên tục càng ngày càng phong phú, sâu sắc hơn:
Từ ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đo ra chốn trung tâm, thắng địa, rồng cuộn hổ ngồi – thế kỷ XI, bốc cao thành quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc mạnh để bảo toàn xã tắc – thế kỉ XIII, tới tư tưởng vì dân trừ bạo – nhân nghĩa và quan niệm toàn diện sâu sắc về quốc gia có chủ quyền, có văn hiến và truyền thống lịch sử anh hùng – thế kỉ XV.
*Đề 4: Đông A: Khí thế hào hùng đời Trần, thể hiện ở lòng căm thù giặc sôi trào biến thành
quyết tâm chiến đấu và chiến thắng giặc Mông- Nguyên xâm lược để giữ non sông nghìn thuở vững
âu vàng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn muốn truyền lan tới các tướng sĩ cả nước.
*Đề 5: Giới thiệu một phương pháp vẽ phóng to bản đồ từ SGK sang giấy khổ lớn: Chuẩn bị bút
chì, bi, phớt, sơn…(các loại, yêu cầu) thước, kẹp, tẩy, giấy than…Quá trình và cách thức phóng, hoàn chỉnh, sửa chữa, tô màu, kiểm tra, điền chữ, ghi chú…
*Đề 6: Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử địa phương.
- Trong vai trò một hướng dẫn viên du lịch với đối tượng là khách tham quan từ xa đến lần đầu. - Giới thiệu chung.
- Giới thiệu cụ thể về cấu trúc, từng phần, về lịch sử hình thành, tu tạo, về ý nghĩa xã hội, văn hoá, lịch sử hình thành, tu tạo, về ý nghĩa xã hội, văn hoá, lịch sử…
- Những tài liệu sách vở, bản đồ, tranh ảnh, hiện vật phụ kèm.
Tuần 32
TiÕt 63,64 - Luyện đề: “Đi bộ ngao du”
- Luyện đề : “ Ông Giuốc danh mặc lễ phục”
Phần 1: Luyện đề “Đi bộ ngao du”