Tập làm văn Đề 1: (Học sinh tự làm)

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn lớp 8 (hay) (Trang 79 - 82)

Đề 1: (Học sinh tự làm)

Đề 2:

1. Yêu cầu của đề

Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Có hai nội dung cần thuyết minh là: về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Về văn nghị luận, các em cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích Nước Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.

2. Những nội dung chính cần có:

a) Nêu được tác giả bài văn này là Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – người đã từng sát cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh, người có công lao to lớn với cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nhưng sau này bị chết một cách oan nghiệt. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

b) Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, các em cần nêu được sau:

- Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến, một truyền thống văn hoá tốt đẹp, lâu đời (Như nước Đại Việt ….đã lâu).

- Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng (Núi sông bời cõi….cũng khác).

- Tự hào về một đất nước có nhiều chiến công vang lừng đã được lưu danh sử sách (Lưu Cung tham công ….chứng cứ còn ghi).

Đề 3:

1. Yêu cầu của đề:

Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng minh). Thuyết minh về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Về văn nghị luận, các em cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước.

2. Những nội dung chính cần có:

a) Nêu được tác giả bài văn này là Trần Quốc Tuấn (1231 ? – 1300)- người đã được vua Trần giao cho làm thống lĩnh quân đội, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi vẻ vang. Người nổi tiếng là biết trọng kẻ sĩ, thu phục nhân tài. Trần Quốc Tuấn là người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài.

b) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm Hịch tướng sĩ. Bài hịch này do Trần Quốc Tuấn viết. Sau khi soạn thảo cuốn Binh thư yếu lực, Trần Quốc Tuấn viết bài hịch này để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn binh thư đó.

c. Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, các em cần nêu được các ý sau:

- Băn khoăn trước tình trạng tướng sĩ không biết lo lắng cho tương lai đất nước. + Không thấy lo, thấy thẹn khi nhà vua và đất nước bị kẻ thù làm nhục.

+ Chỉ biết vui thú tiêu khiển, lo làm giàu, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,… - Lo lắng cho vận mệnh đất nước.

+ Đặt ra tình huống: nếu có giặc Mông Thát tràn sang…

+ Chỉ ra nguy cơ thất bại: “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc […] ta cùng các ngươi sẽ bị bắt”.

+ Tỏ rõ nỗi lòng đau đớn trước tình trạng đó: “Đau xót biết chừng nào!”.

III. Văn học

Câu 4: Ba văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta” thuộc ba thể khác nhau

nhau nhưng tất cả chúng đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Ba tác phẩm nghị luận này vừa là những áng văn chương bất hủ, vừa là những văn kiện lịch sử dân tộc, chúng không chỉ mang tư tưởng, tình cảm của các cá nhân kiệt xuất mà phần nào đã kết tinh tinh thần, ý chí của cả dân tộc trong những thời đại oanh liệt.

- Cả ba văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”đều thể hiện một cách hùng hồn, thiết tha lòng yêu nước nông nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Tất nhiên, nét chung này thể hiện ở từng tác phẩm qua những sắc thái cụ thể . Chẳng hạn, ở “Chiếu dời đô” nổi bật là ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh, mong muốn non sông muôn thủơ phát triển , vững bền. ở “Hịch tướng sĩ” nổi bật là lòng căm thù sục sôi lũ giặc ngang ngược, bạo tàn, là tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc. Nổi bật ở “Nước Đại Việt ta” lại là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về quyền độc lập tự chủ, về truyền thống anh hùng của đất nước.

Câu 5: Bài tập này yêu cầu phân tích , chứng minh một đặc sắc nổi bật cả nội dung và bút pháp

nghệ thuật trong văn bản “Thuế máu”: cảm hứng trào phúng không tách rời cảm hứng trữ tình. Có thể suy nghĩ theo các ý:

- Cảm hứng trào phúng được thể hiện như thế nào ở chương “Thuế máu”? (Đối tượng trào phúng ở đây là ai? Cảm hứng trào phúng thấm nhuần ở các cấp độ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ra sao?). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ở chương “Thuế máu” , tình cảm, tấm lòng Nguyễn ái Quốc được thể hiện như thế nào?

- Hai cảm hướng này không tách rời nhau trong chương “Thuế máu”: Châm biếm, trào phúng bằng tấm lòng xót xa, căm giận. Qua các hình ảnh, giọng văn châm biếm, trào phúng, người đọc nhận ra được tình cảm căm ghét, yêu thương của tác giả. Ngược lại, tình cảm của tác giả được dồn nén trong các hình ảnh, giọng điệu trào phúng và toát lên từ đó.

- Cần chứng minh sự không tách rời này theo từng phương diện cụ thể như cách xây dựng hình ảnh, giọng điệu,…trong tác phẩm.

Câu 6: Cái đáng cười ở Đôn – Ki – hô -tê là sự ảo tưởng về sứ mệnh hiệp sĩ và đầu óc hoang

tưởng (cho những cối xay gió là bọn khổng lồ và quyết đánh nhau với chúng). Nhưng ở nhân vật này cũng có những nét đáng quý: tinh thần hiệp sĩ , không sợ hiểm nguy, quyết chống lại những thế lực hắc ám. Vì thế, Đôn – Ki – hô -tê không phải là nhân vật phản diện, tuy có đáng cười.

ở nhân vật Giuốc - đanh, cái đáng cười là ở cái thói học làm sang của kẻ trưởng giả có tiền nhưng dốt nát – tiếng cười đối với nhân vật này là tiếng cười phê phán, phủ định thói lố lăng, dởm đời của kẻ trọc phú.

B. Một số đề tham khảo

Đề luyện sô 1 :I. Phần trắc nghiệm.

(5 điểm; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm). 1. C; 2. D;

3. a. Trường màu sắc b. Các từ bổ sung: đen, đỏ, lam, chàm, tím, lục, nâu. Bùn: thuộc trường vật chất; hôi tanh: thuộc trường mùi vị.

4. D; 5. D; 6. A, D; 7. B; 8. A,B,C,D. 9. a. Các câu văn miêu tả:

Đổi vần có khác nào dùng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên cái đập, hoặc buộc dòng nước đổi chiều….Chúng ta như thấy bàn tay của ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông hoa sen trắng, đếm từng nhị sen vàng…

b. Câu cảm thán: Tưởng có gì mới! Vị trí, tác dụng của chúng:

Những câu miêu tả hoặc cảm thán trên không đóng vai trò chủ yếu, mục đích chính không phải là miêu tả hoặc biểu cảm mà chỉ cho đoạn văn thêm cụ thể, sinh động, cho luận điểm thêm nổi bật. Bởi đây là đoạn văn nghị luận.

10. Nếu chuyển thành đoạn văn thuyết minh cây sen thì cần phải thay đổi, bổ sung trong dàn ý. + Giới thiệu chung về cây sen trong hệ thực vật ở Việt Nam.

+ Cấu tạo, các bộ phận, các loài sen. + Môi trường sống, vòng đời sinh trưởng. + Tác dụng đối với đời sống con người.

Một phần của tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn lớp 8 (hay) (Trang 79 - 82)