0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Phần 2: Bài tập về câu phủ định Bài tập 1: Trắc nghiệm

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 8 (HAY) (Trang 35 -39 )

- Bài tập về câu phủ định Bài tập về hành động nó

Phần 2: Bài tập về câu phủ định Bài tập 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Câu phủ định là gì?

A. Là câu dùng để tả hoặc kể một sự việc nào đó. B. Là câu nêu điều thắc mắc cần được giải đáp.

C. Là câu sử dụng các từ ngữ phủ định (không, chưa, chẳng…), dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc … nào đó hoặc phản bác một ý kiến.

D. Là câu thông báo, xác nhận sự tồn tại của một sự vật, sự việ, hoạt động, tính chất.

Câu 2: Các câu phủ định sau:

- Trời không rét lắm. - Trăng chưa lặn.

A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ.

Câu 3: Đọc các câu sau trong truyện “ Thầy bói xem voi”

Thầy sờ voi bảo:

- Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chần như cái đòn càn.

Câu in chữ nghiêng là câu phủ định miêu tả hay câu phủ định bác bỏ. A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ.

Câu 4: Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.

a. Em học sinh này không phải là không thông minh. b. Không phải là tôi không hiểu anh.

A. Câu phủ định B. Câu khẳng định.

Câu 5; Về nội dung, hai câu đã dẫn ở bài tập 4 là câu phủ định hay câu khẳng định.

A. Câu phủ định B. Câu khẳng định.

Câu 6: các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?

a. Giỏi gì mà giỏi b. Ngôi nhà này đẹp à?

c. Câu tưởng tớ thích quyền sổ ấy lắm đấy!

A. Câu phủ định B. Không phải câu phủ định.

Câu 7: về nội dung, các câu nêu ở bài tập 6 có biểu thị ý phủ định hay không?

A. Có B. Không

Câu 8: Câu phủ định được phân thành mấy loại chính?

A. Hai loại B. Ba loại

C. Bốn loại D. Năm loại.

Bài tập 2: Tìm câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận trong những câu dưới đây:

a. Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này. b. Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.

c. Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má gì đấy, ông giáo ạ!.

d. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho họ.

e. Sức lẻo khoẻ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền. […]

Bài tập 3: Diễn đạt nghĩa của các câu sau bằng các câu phủ định( ý nghĩa cơ bản của câu vẫn

không thay đổi)

a. Hôm qua, nó ở nhà.

b. Trong giờ học, nó rất trật tự.

Từ đó, trả lời câu hỏi: Bằng cách nào có thể biến câu phủ định thành câu khẳng định và ngược lại mà ý chính của câu không thay đổi?

Bài tập 4: Phân tích giá trị của một số từ, tổ hợp từ phủ định trong các ví dụ sau.

a. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Mênh mông không một chuyến đò ngang Khôngcâu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh nếp bãi vàng

(Tràng Giang – Huy Cận)

b. Sao đặc trời cao sáng suốt đêm

Sao đêm chung sáng chẳng chia miền Trời còn có bữa sao quên mọc

Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

=> Khẳng định chắc chắn về nỗi nhớ mãnh liệt của mình.

( Đêm sao sáng – Nguyễn Bính)

c. Chờ mãi anh sang anh chả sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng

(Mùa xuân – Nguyễn Bính)

=> Lời thôn quê mộc mạc dân dã, hờn giận dịu dàng.

d. Nào đâu những đêm vàng… … ta đợi chết mánh mặt trời gay gắt.

( Nhớ rừng - Thế Lữ)

=> Đâu còn -> sự tiếc nuối tha thiết. e. Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen.

g. Mẹ làm sao nhớ nổi

Cái thằng con đến ngồi nghỉ bên thềm Khi đêm về thường lẫn vào đêm Khi trời sáng lẫn vào đồng đội

(Mẹ chẳng thể nào nhớ nổi chúng con đâu – Dương Hữu Ly)

=> Đây không phải lời trách cứ mà là lời yêu thương của con: muốn nhưng mẹ không thể. h. Mình em lầm lũi trên đường về.

Có ngắn gì đâu một dải đê.

( Mưa Xuân – Nguyễn Bính)

=> Lời trách cứ ghê lắm giận dỗi ghê lắm.

Gợi ý làm bài

Bài tập 1: 1.C, 2A, 3.B,4.A,5.B,6.B,7.A,8.A

Bài tập 2: Học sinh xem lại điểm 3, mục củng cố, mở rộng và nâng cao để xác định câu phủ định

toàn bộ và câu phủ định bộ phận.

a. Phủ định toàn bộ;b. Phủ định bộ phận.; c. Phủ định toàn bộ.; d. Phủ định toàn bộ.; e. Phủ định bộ phận; g. Phủ định toàn bộ; h. Phủ định toàn bộ.

Bài tập 3: học sinh làm theo các bước sau.

- Bước1 : Biến câu đã cho thành câu phủ định: Hôm qua, nó ở nhà.-> Hôm qua, nó không ở nhà.

- Bước 2; Tìm từ ngữ đồng, nghĩa với cụm từ có từ phủ định: không ở nhà = đi đấu đó.

- Bước 3: Đặt thành câu phủ định có từ ngữ vừa tìm được ở bước 2 9 có thể thay đổi từ ngữ chút ít cho phù hợp.

Hôm qua nó không đi đâu cả.

Theo cách đó, học sinh tự làm đối với câu (b) và trả lời câu hỏi mà bài tập đã nếu.

Phần 2: Bài tập về hành động nói I. Trắc nghiệm

1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?

A. Nét mặt C. Cử chỉ

B. Điệu bộ D. Ngôn từ

2. Thường gặp những kiểu hành động nói nào?

A. Hỏi D. Hứa hẹn

B. Điều khiển E. Bộc lộ cảm xúc

C. Trình bày G. Tất cả các trường hợp trên

A B

1. Hành động điều khiển a. Người nói kể, tả, thông báo, nhận định những điều mình cho là đúng. 2. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc b. Người nói tự ràng buộc mình vào các

hành động cụ thể như làm hợp đồng, cam đoan,... làm một việc gì đó.

3. Hành động trình bày c. Người nói muốn người nghe làm một việc gì đó.

4. Hành động hứa hẹn d. Người nói bày tỏ thái độ ngợi ca, chê bai, trách cứ, vui mừng, lo sợ,...

4. Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B.

A B

1. Ôi sức trẻ! a. Hành động trình bày

2. Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

b. Hành động bộc lộ tình cảm, cảm xúc 3. Một hôm, người chồng ra biển đánh

cá. c. Hành động hỏi

4. Tôi sẽ giúp ông. d. Hành động điều khiển 5. Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà

rộng.

e. Hành động hứa hẹn

5. Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào? A. Hành động hứa hẹn C. Hành động bộc lộ cảm xúc

B. Hành động trình bày D. Hành động hỏi

6. Các câu “Lưu Cung tham công nên thất bại - Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong - Cửa Hàm Tử

bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” được dùng để thể hiện hành động kể. Đúng hay

sai?

A. Đúng B. Sai

7. Các câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” được sử dụng để thể hện hành động nhận định. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

8. Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?

A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,...

B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng - cách dùng trực tiếp.

C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng - cách dùng gián tiếp.

D. Cả ba cách trên.

II. Câu hỏi và bài tập:

1. Xác định hành động nói cho những câu in đậm sau. Cho biết chúng thuộc nhóm hành động nào? a. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

-Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

b. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:

- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? c. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 8 (HAY) (Trang 35 -39 )

×