- Thuận lợi: + Tự nhiên
f. Tưới nước, trồng xen.
- Tưới nước:
Đối với cây mía nếu giải quyết được nước tưới trng mùa khô hạn thì năng suất cây mía và tỉ lệ đường tăng lên đáng kể.
Đối với vụ trồng vào cuối mùa mưa, sau khi đặt hom cần phải tưới để hom mọc mầm tốt hơn và không bị khô hơn. Ở thời kỳ cây mía còn nhỏ, nếu gặp nắng hạn thì cũng cần phải tưới. Ở thời kỳ cây mía lớn, nhu cầu sử dụng nước là rất lớn, do bộ rễ đã phát triển nên khả năng chịu hạn tốt hơn nhưng nếu được tưới đầy đủ vào mùa khô hạn thì cây mía sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt. Số lần tưới và lượng nước tưới tùy thuộc theo mức độ khô hạn và điều kiện cung cấp nước. Phương pháp tưới tốt nhất là nên tưới tràn lên mặt ruộng hoặc dẫn nước vào rãnh. Vào mùa mưa nên chú ý đến vấn đề thoát nước ở ruộng mía.
- Trồng xen:
Ở giai đoạn sau trồng, khi cây mía còn nhỏ, nên trồng xen các loại cây ngắn ngày nhất là cây họ đậu, để giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại và tăng độ màu mỡ cho đất.
g. Bón phân
Khả năng cho lượng sinh khối lớn nên cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng. Ở giai đoạn nảy mầm, cây con sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía. Khi rễ thứ sinh phát triển, cây hút chất dinh dưỡng từ đất và nhu cầu ngày càng tăng. Khi cây mía bắt đầu làm dóng vươn cao là giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng nhất. Phân bón cho mía bao gồm phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và phân vi lượng. Nếu bón phân đầy đủ và cân đối, cây mía sinh trưởng tốt, cho năng suất cây và hàm lượng đường cao, hạn chế được sâu bệnh hại và rất thuận lợi cho việc chế biến đường ở các nhà máy.
- Phân hữu cơ:
Đối với các vùng đất nghèo dinh dưỡng như vùng đất cát, đát đồi trung du, đất xám Đông Nam Bộ… thì việc bón phân hữu cơ là hết sức quan trọng. Ở các loại đất này, nếu bón nhiều phân vô cơ nhưng không bón phân hữu cơ thì năng suất mía cũng không cao. Lượng phân hữu cơ cần bón cho 1 ha mía là 10 – 20 tấn, có thể lót vào rãnh mía trước khi đặt hom hoặc rải đều trên mặt ruộng trước khi cày (hoặc bừa) lần cuối. Đối với mía gốc sau khi thu hoạch phải cày xả 2 bên hàng mía, rải phân và cày lấp đất lại.
- Phân vô cơ:
Bảng 14: Lượng phân N – P – K cần bón cho 1 ha mía
Loại phân Đơn vị Tổng số Số lần bón
Bón lót Lần 1 Lần 2
Phân đạm (N) Kg 150 - 180 50 – 60 50 - 60 50 – 60 Phân lân (P2O5) Kg 90 – 120 90 – 120 - - Phân Kali (K2O) Kg 150 – 180 75 - 90 75 – 90 -
- Bón vôi:
Hầu hết đất trồng mía ở nước ta có độ pH thấp (đất chua), nên chưa cần bón vôi để cải tạo đất. Cần đo độ pH đất trước khi xác định lượng vôi cần bón cho mía. Trung bình nếu pH 4 – 5 thì lượng vôi cần bón là 500 – 1000 kg/ha. Nên bón vôi trước khi trồng từ 3 – 4 tuần lễ kết hợp với việc cày phơi ải đất. Không nên bón vôi với số lượng lớn cho 1 lần mà nên chia ra bón nhiều năm liên tục đến khi đạt độ pH thích hợp. - Phân vi lượng:
Các dạng phân vi lượng rất cần cho sự sinh trưởng của cây mía bao gồm: Magie (Mg), sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu)… nên trộn phân vi lượng với phân hữu cơ và phân vô cơ để bón hoặc hòa với nước để phun qua lá.