Những thành công bước đầu

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cây mía ở anh sơn (Trang 36 - 38)

- Thuận lợi: + Tự nhiên

Hiện trạng sử dụng đất và phát triển cây mía trên địa bàn huyện Anh Sơn

2.2.1 Những thành công bước đầu

Hàng năm Nghệ An trồng khoảng 23.000 ha mía nguyên liệu, tập trung tại các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn… Riêng tại Anh Sơn diện tích mía đang ngày càng mở rộng, nhiều diện tích cây hoa màu đã được chuyển đổi sang trồng mía. Đây là nguồn nguyên liệu cho các nhà máy đường trong tỉnh, là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm cho người nông dân. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhà máy đường nên diện tích, năng suất, sản lượng mía không ngừng tăng lên:

Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng mía của huyện từ năm 2000 – 2009

Năm 2000 2005 2009

Diện tích (ha) 568 853 853

Năng suất (tạ/ha) 463 497 600

Sản lượng (tấn) 26.295 42.386 51.180 Trong những năm qua do có nhiều diện tích cây hoa màu chuyển sang trồng mía nên diện tích mía của huyện tăng lên rất nhanh: từ năm 2000 đến năm 2009 tăng 285 ha mía (gấp 1,5 lần).

Diện tích trồng mía tăng cộng với việc tăng cường đầu tư giống, phân bón… người dân đã làm cho năng suất mía của huyện trong những năm qua cũng không ngừng tăng lên: năm 2000 là 463 tạ/ha, năm 2009 là 600 tạ/ha (tăng 137 tạ/ha).

Diện tích và năng suất tăng dẫn tới sản lượng mía cũng tăng liên tục: năm 2000 là 26.295 tấn, năm 2009 là 51.180 tấn ( tăng 24.885 tấn). Hiện nay việc quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu của các nhà máy mía đường trên địa bàn đều hướng tới tính bền vững, thu mua ổn định. Các công ty luôn giữ mối quan hệ lâu dài với người trồng mía bằng cách cho nông dân ứng trước 30% tổng giá trị mía sẽ bán cho nhà máy, trực tiếp kí hợp đồng thu mua với người dân thông qua sự bảo lãnh của chính quyền địa phương, hạn chế sự tranh chấp trong thu mua mía. Qua đó, đã thấy rõ hiệu quả của mối liên kết giữa công ty mía đường và người trồng mía.

UBND tỉnh vừa phê duyệt bổ sung quy hoạch vùn nguyên liệu mía tại Anh Sơn, Thanh Chương cho nhà máy đường Sông Con thêm 3000 ha. Như vậy, vùng nguyên liệu mía của nhà máy này trải rộng ở 5 huyện: Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Yên Thành, Thanh Chương với tổng diện tích gần 10.000 ha.

Trong những năm gần đây, người trồng mía vùng Tân Kỳ, Anh Sơn… rất phấn khởi vì giá đường tăng cao, theo đó giá trị mía cũng tăng lên và một tấn mía thu về 900.000 đồng. Giá đó được nhà máy đường Sông Con cam kết thu mua ổn định trong 3 năm liên tục bất kể thị trường bất ổn.

Ông Trần Quốc Dũng, xóm 2 - Vĩnh Sơn - Anh Sơn sang Tân Kỳ khi ông đang cùng một số hộ đến nhà máy Đường Sông Con vay tiền để đầu tư cho mía. Ngạc nhiên bởi thấy nông dân Anh Sơn mà lại sản xuất mía cho nhà máy đường Sông Con, được ông cho biết: nhà máy đường Sông Con mua cao, nên 3 ha mía năng suất 80 tấn/ha, năm 2013 thu về 240 tấn, trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.

Ông Dũng cũng cho biết: trong xóm đã có 9 hộ dân trồng mía với diện tích 30 ha cho nhà máy đường Sông Con và hộ nào cũng thu nhập khá.

Đó cũng chính là một trong những lý do công ty được tính quy hoạch thêm 3000 ha ở 2 huyện Than Chương, Anh Sơn đến năm 2015.

Sự bền vững của diện tích mía ở huyện Anh Sơn là kết quả của sự vào cuộc mạnh mẽ của tất cả các cấp chính quyền cùng nhà máy. Từ nghị quyết của huyện, đến việc thực hiện nghị quyết, đề án về cây mía, chiến lược vùng nguyên liệu đến 2015 của nhà máy, chính sách đầu tư, thu mua thỏa đáng… đã khích lệ bà con, đội ngũ nông vụ, khuyến nông, bảo vệ thực vật cùng chăm cho cây mía. Cùng với đó, nhà máy cũng có chính sách thu mua ổn định, thông báo đầu vụ, ép mía kịp thời sau khi chặt do nhà máy được nâng công suất… đã giúp cho người trồng mía an tâm sản xuất.

Hiện nay công ty mía đường Sông Con đang phấn đấu sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề ( đường, mật rỉ, phân bón, lai tạo giống…) với mũi nhọn chủ lực là cây mía. Công ty cũng xác định việc đổi mới công nghệ và nâng công suất mía là một ưu tiên hàng đầu; tiếp tục nâng công suất ép mía lên 5000 tấn mía/ ngày.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cây mía ở anh sơn (Trang 36 - 38)