Chè Diện tích Ha 945 1.458 1.678 1

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cây mía ở anh sơn (Trang 28 - 31)

- Thuận lợi: + Tự nhiên

4. Chè Diện tích Ha 945 1.458 1.678 1

Diện tích Ha 945 1.458 1.678 1.884 Năng suất Tạ/h a 46 79 81 100 Sản lượng Tấn 2.058 8.760 12.550 13.058

(Nguồn niên giám thống kê 199 – 2009 và TH KTXH 2009 huyện Anh Sơn)

- Chăn nuôi:

Tỉ trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp có xu hướng tăng lên: 31,13% năm 2005, năm 2009 là 35,56%.Trên địa bàn huyện chăn nuôi khá phát triển, cơ cấu vật nuôi rất đa dạng, trong chăn nuôi gia súc lớn thì nuôi lợn là chủ yếu, sau đó là trâu, bò.

Bảng 9: Một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu ở huyện Anh Sơn

Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện qua các năm

2000 2005 2007 2009

1. Đàn trâu Con 17.547 18.437 16.790 16.380 2. Đàn bò Con 14.483 19.483 24.017 22.906 3. Đàn lợn Con 41.954 62.295 58.457 59.178 4. Đàn gia cầm Con 413.116 507.026 571.676 715.496

(Nguồn: Báo cáo cấp huyện)

Những năm qua, nông nghiệp huyện Anh Sơn đã có bước chuyển biến tích cực cả về diện tích, năng suất , sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do thời tiết và các tai biến thiên nhiên khác nên năng suất các loại cây trồng và tổng đàn gia súc, gia cầm giảm.

* Lâm nghiệp:

Năm 2009 tổng diện tích rừng trồng và chăm sóc bảo vệ: 28.261 ha; trong đó diện tích đang có rừng: 4.365 ha; diện tích được khoanh nuôi bảo vệ là: 23.905 ha.

+ Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện ngày càng tăng lên:

Bảng 10: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện từ năm 2000 – 2009

Giá trị sản xuất (triệu đồng) 39.036 61.095 82.678 Tốc độ tăng trưởng bình quân năm

(%/năm)

10.06

+ Đến nay đã chuyển đổi đất 21/21 xã, thị trấn,lập hồ sơ địa chính giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình với tổng diện tích là 32.416,16 ha.

+ Nâng độ che phủ từ 39,6% ( năm 2000) lên 43,1% (năm 2005) và 46,8% (năm 2009).

* Thủy sản:

+ Giá trị sản xuất ( giá cố định năm 1994) tăng lên nhanh chóng: năm 2000 là 2.480 triệu đồng, năm 2005 là 6.800 triệu đồng và năm 2009 là 8.240 triệu đồng.

+ Tỉ trọng đóng góp của ngành thủy sản trong cơ cấu ngành nông – lâm – ngư nghiệp cũng ngày càng tăng: từ 1,31% năm 2000 lên 3,24% năm 2005 và 3,36% năm 2009.

+ Anh sơn nuôi trồng thủy sản theo 3 hình thức: Ao, hồ, đập nuôi các ổn định; Nuôi cá theo thời vụ trên ruộng lúa và nuôi cá lồng trên sông, suối. Năm 2009 có 860 ha và 79 lồng nuôi cá, sản lượng nuôi trồng đạt 976 tấn.

1.2.3.3 Các nghề khác

Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 nhà máy xi măng với tổng công suất 17,6 vạn tấn/năm; có 2 đơn vị chế biến chè công nghiệp, 2 tổng đội TNXP – XDKT, 1 lâm trường, 1 nhà máy sản xuất đường và nhiều cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ…

Trên địa bàn huyện có một số cơ sở chế biến lâm sản, sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu phục vụ cho xây dựng và hàng mộc dân dụng. Dịch vụ thương mại, vận tải trong khu vực có chợ Thị trấn và hệ thống hàng đại lý phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, lưu thông phân

phối, trao đổi hàng hóa. Nhìn chung các ngành nghề còn nhiều hạn chế, cần được quan tâm đầu tư phát triển.

Như vậy có thể thấy Anh Sơn tuy là huyện miền núi nhưng có nhiều điều kiện để phát triển, trong đó có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên) là tiền đề quan trọng, còn điều kiện kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng chung của đất nước, trong đó nông nghiệp mặc dù có xu hướng giảm tỉ trọng nhưng vẫn là ngành sản xuất chính và luôn được quan tâm đầu tư để phát triển. Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn được chú trọng, mấy năm gần đây nhiều diện tích đất hoa màu được chuyển đổi sang trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như; mía, dưa hấu, bí đao… Vấn đề đáng quan tâm hơn cả trong những năm tiếp theo là huyện cần chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá nguồn tài nguyên hiện có, đặc biệt là tài nguyên đất để có sự chuyển đổi cây trồng phù hợp hơn, mở rộng những diện tích đất trồng hiện có, nâng cao năng suất, sản lượng mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cây mía ở anh sơn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w