Yêu cầu chất dinh dưỡng

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cây mía ở anh sơn (Trang 49 - 50)

- Thuận lợi: + Tự nhiên

3.1.4.1Yêu cầu chất dinh dưỡng

c. Mía chống biến đổi khí hậu

3.1.4.1Yêu cầu chất dinh dưỡng

Mía là cây trồng có khả năng tạo ra lượng sinh khối rất lớn, chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, 1 ha mía có thể cho từ 70 – 100 tấn mía cây, chưa kể lá và rễ. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây mía là rất lớn. Ngoài các chất đa lượng NPK, cây mía cần canxi (Ca) và các chất vi lượng.

- Đạm (N):

Là yếu tố rất quan trọng giúp cây mọc khỏe, đâm nhiều nhánh, tốc độ làm dóng và vươn cao nhanh, năng suất cao.

Trung bình 1 tấn mía tơ cần 1 kg N và một tấn mía để gốc cần 1,25 kg N. Ở giai đoạn đầu cây mía rất cần N, lượng N dự trữ trong cây mía ở giai đoạn đầu có ảnh hưởng đến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển về sau.

Tuy nhiên nếu bón nhiều đạm và không cân đối với lân, kali và bón muộn cây mía sẽ bị vóng, nhiều nước, lượng đường thấp và dễ nhiễm sâu bệnh.

- Lân (P):

Lân giúp bộ rễ phát triển để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, tăng khả năng chịu hạn, giữ sự cân đối giữa đạm và kali nên giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng mía. Đối với công nghiệp chế biến đường, bón đủ lân sẽ giúp quá trình lắng trong nước mía và kết tinh đường được thuận lợi. Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển, đẻ nhánh ít, thân lá nhỏ, cây cằn cỗi.

Phần lớn đất trồng mía ở nước ta đều thiếu lân, nhất là vùng Đông Nam Bộ và Trung Du phía Bắc, do đó chú ý bón lân đầy đủ. Để có 1 tấn mía cây cần bón 1,3 kg P2O5.

- Kali (K):

Là nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều nhất. Để tạo ra một tấn mía cây cần 2,75 K2O. Kali có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp tạo ra đường. Đủ kali cây mía cứng cáp, không đổ ngã, ít sâu bệnh, chín sớm và tăng tỉ lệ đường.

- Canxi (Ca):

Canxi làm giảm độ chua trong đất, cải thiện tính chất vật lí đất, giúp sự phân giải chất hữu cơ và hoạt động của các vi sinh vật đất được tốt Các vùng đất trồng mía của nước ta thường chua nên phải bón thêm vôi.

- Các chất vi lượng:

Bao gồm các nguyên tố như magie (Mg), sắt (Fe), mangan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu)… tuy cần ở số lượng ít nhưng rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng cây mía. Đất ở nước ta do trồng lâu đời lại không chú ý bón bổ sung chất vi lượng nên thường bị thiếu. Nhiều thí nghiệm ở một só vùng cho thấy, nếu bón bổ sung các chất vi lượng đều có tác dụng tăng năng suất và chất lượng mía rõ rệt.

Một phần của tài liệu đánh giá thích nghi sinh thái cây mía ở anh sơn (Trang 49 - 50)