Đánh giá độ chính xác trong xác định các tham số tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí hòa tan trong trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen khu vực trung tâm mỏ Rồng (Trang 66 - 70)

Đánh giá độ chính xác trong xác định các tham số tính của đá chứa trầm tích thường được thực hiện bằng cách so sánh với sốliệu nghiên cứu mẫu, trước hết so

sánh giá trị độ rỗng hở xác định theo ĐVLGK (Φo-ĐVL) với giá trị theo phân tích mẫu lõi (Φo-mẫu). Dưới đây đưa ra so sánh các sốliệu xác định cho các khoảng đá chứa trầm tích Mioxen trong các giếng: R-2 (các khoảng 1786-1815 và 1827- 1835m), R-15 ( 2175-2182 m) và Oligoxen trên trong giếng khoan R-16 (2803- 2809 m) - (Phụ bảng 7.9, trang 105).

Cũng nên chú ý rằng giá trị Φo-mẫu được xác định trong phòng thí nghiệm, trong điều kiện bềmặt (ΦoTN) cònΦo-ĐVL được đánh giá trong giếng khoanở điều kiện vỉa, do đó khi so sánh đã tính chuyển giá trị Φo-mẫu về điều kiện vỉa theo phương trình quan hệ được xây dựng theo sốliệu nghiên cứu đá chứa phần Bắc khu vực Trung tâm mỏRồng:

Φovỉa = 0.9404.ΦoTN–0.7829 (2)

Kết quảso sánh giá trị độrỗng xác định theo mẫu lõi và theoĐVLGK cho thấy có sự trùng hợp tốt (Hình 7.11, trang 68). Theo sốliệu trong phụ bảng 7.9, giá trị trung bình độ sai khác tuyệt đối độ rỗng (β = Φo-mẫu– Φo-ĐVL) thay đổi trong khoảng 0.51% (R-2), 1.53% (R-16 ) và 2.3% (R-15), tương ứng với độ sai khác tương đối ở các khoảng so sánh trong các giếng khoan là: 6% 13.09% và 13.39%. Theo số liệu phân tích độ hạt, mẫu lõi từ R-15 có hàm lượng thành phần hạt mịn (đường kính hạt d < 0.1 mm) cao (hơn 50%). Như vậy giá trị độsai khác tuyệt đốiβ của lô mẫu so sánh ở R-15 có thể liên quan đến sai số đo Φo-mẫu gây ra bởi hàm lượng thành phần sét bột cao của các mẫu nghiên cứu.

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ- Địa chất

NGUYỄN HÙNG QUÂN 68

Hình 7.11 So sánh giá trị độ rỗng xác định theo ĐVLGK (Φo-ĐVL) với sốliệu nghiên cứu mẫu (Φo-mẫu)– đá chứa trầm tích

Kết quả minh giải tài liệu ĐVLGK trùng hợp tốt với các sốliệu địa chất và kết quảthửvỉa. Sựtrùng hợp các khoảng đá chứa (theo kết quảminh giải ĐVLGK) với các khoảng cho dòng (theo PLT) quan sát thấy trong các tầng đá chứa trầm tích (GK R-17).

Tóm lại, từnhững phân tích trình bày trênđây có thểkết luận rằng các tham số tính được xác định theo phương pháp đã được thực hiện có đủ cở sở, đủ độ chính xác đảm bảo cho việc tính trữ lượng.

0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 25 Фо_mẫu Фо_Đ V L R-15 R-2 R-16

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ- Địa chất

NGUYỄN HÙNG QUÂN 70

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí hòa tan trong trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen khu vực trung tâm mỏ Rồng (Trang 66 - 70)