Như đã trình bàyởcác phần trên, dầu khí trong bểCửu Long chủyếu được sinh ra từ hai tầng đá mẹ chính: Oligoxen trên (E32) và Oligoxen dưới + Eoxen (E31 + E2). Đây là các tập đá trầm tích nằm ở phần dưới của lát cắt trầm tích, nên chúng chịu tác động mạnh của yếu tố địa nhiệt trong quá trình lịch sử phát triển địa chất của bể. Thời điểm sinh dầu của đá mẹ E31 + E2 bắt đầu từMioxen sớm (Ro> 0,6%) song cường độsinh dầu mạnh và giải phóng dầu ra khỏi đá mẹ(Ro > 0,8%) lại nằm chủ yếu trong Mioxen giữa, đầu Mioxen muộn. Riêng tầng đá mẹ Oligoxen trên (E32) thì quá trình sinh dầu có xảy ra muộn hơn và chủ yếu mới bắt đầu từ cuối Mioxen. Vật chất hữu cơ trong Mioxen dưới chưa rơi vào đới sinh dầu. Vì thế sau khi dầu được sinh ra từ đá mẹOligoxen di chuyển vào các tập đá chứa bằng các con đường khác nhau và theo các hướng khác nhau: theo các mặt lớp và theo các đứt gãy. Conđường mà dầu di chuyển có thểlà các tập hạt thô phát triển rộng trong lát cắt và theo diện, tiếp xúc trực tiếp với các tập sét sinh dầu hoặc dọc theo các đứt gãy kiến tạo có vai trò như kênh dẫn. Trên đường di chuyển dầu có thểbị giữlại để tạo thành những tích tụ HC nếu ở đó tồn tại yếu tố chắn kín (bẫy chứa), ngược lại chúng bị phân tán và thoát đi.
Theo lịch sử phát triển địa chất của bể, về cơ bản các dạng bẫy chứa đã được hình thành vào giai đoạn tạo rift và đầu giai đoạn sau tạo rift (Mioxen sớm), sớm hơn thời gian dầu khí trong bể bắt đầu được sinh. Như vậy bể Cửu Long có điều kiện thuận lợi là khi dầu khí sinh ra từ các tầng sinh thì các bẫy đã sẵn sàng tiếp nhận, điểm hình là các khối nhô móng, thuộc phần trung tâm bể thường được bao
quanh nên chúng dễ dàng nạp ngay vào đá chứa và được lưu giữ nếu có đủ điều kiện chắn.
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ- Địa chất
NGUYỄN HÙNG QUÂN 48
PHẦN III
TÍNH TRỮ LƯỢNG DẦU VÀ KHÍ HÒA TAN TRONG
TRẦM TÍCH MIOXEN DƯỚI VÀ OLIGOXEN TRÊN
THUỘC PHẦN TRUNG TÂM VÀ NAM KHU VỰC
TRUNG TÂM MỎ RỒNG
CHƯƠNG 7: QUÁ TRÌNH VÀ KẾT QUẢ TÌM KIẾM
THĂM DÒ