Thời kỳ sau tạo rift

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí hòa tan trong trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen khu vực trung tâm mỏ Rồng (Trang 36 - 38)

Vào Mioxen sớm, quá trình giãnđáy Biển Đông theo phương Tây Bắc– Đông Nam đã yếu đi và nhanh chóng kết thúc vào cuối Mioxen dưới (16 triệu năm), tiếp theo là quá trình nguội lạnh vỏ. Trong thời kỳ đầu Mioxen dưới các hoạt động đứt gãy vẫn còn xảy ra yếu và chỉchấm dứt hoàn toàn từMioxen giữa–hiện tại.

Tuy nhiên,ởbểCửu Long vẫn xảy ra các hoạt động tái căng giãn yếu, lún chìm từ từ trong Mioxen dưới và hoạt động núi lửa ở một số nơi, đặc biệt ở phần Đông Bắc bể. Vào cuối Mioxen dưới trên phần lớn diện tích bể diễn ra biến cố chìm sâu bể với sự thành tạo tầng “sét Rotalid” biển nông rộng khắp, được coi là tầng đánh dấu địa tầng và cũng là tầng chắn khu vực khá tốt cho toàn bể. Cuối Mioxen dưới toàn bể trải qua quá trình nâng khu vực và bóc mòn yếu, bằng chứng là tầng sét Rotalid chỉ bị bào mòn từng phần và vẫn duy trì tính phân bốkhu vực của nó.

Vào Mioxen giữa có một pha nâng lên dẫn dến sự tái thiết lập điều kiện môi trường sôngởphần Tây Nam bểcòn phần Đông, Đông Bắc bể điều kiện ven bờ vẫn tiếp tục được duy trì.

Mioxen trên được đánh dấu bằng sự lún chìm mạnh ở Biển Đông và phần rìa của nó, khởi đầu quá trình thành tạo thềm lục địa hiện tại Đông Việt Nam. Núi lửa hoạt động tích cực ở phần Đông Bắc bểCửu Long, Nam Côn Sơn và phần đất liền Nam Việt Nam. TừMioxen trên bểCửu Long đã hoàn toàn thông với bểNam Côn Sơn, các hệthống sông Cửu Long và sông Đồng Nai trở thành nguồn cung cấp trầm tích cho cả hai bể. Các trầm tích hạt thô được tích tụ trong môi trường ven bờ ở phần Nam bể và môi trường biển nông trongởphần Đông Bắc bể.

Plioxen là thời gian biển tiến rộng lớn và có lẽ đây là lần đầu tiên toàn bộvùng Biển Đông hiện tại nằm dưới mực nước biển. Các trầm tích hạt mịn hơn được vận chuyển vào vùng bể Cửu Long và xa hơn tích tụ vào vùng bể Nam Côn Sơn trong điều kiện nước sâu hơn.

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ- Địa chất

NGUYỄN HÙNG QUÂN 38

CHƯƠNG 6: H THNG ( TRIN VNG ) DU KHÍ

Khu vực Trung Tâm mỏRồng là một phần của bểtrầm tích Cửu Long nên các đặc điểm vềhệthống dầu khí của khu vực này cũng mang những đặc trưng của hệ thống dầu khí bểtrầm tích Cửu Long.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí hòa tan trong trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen khu vực trung tâm mỏ Rồng (Trang 36 - 38)