Các Play Hydrocarbon và các dạng bẫy chứa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí hòa tan trong trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen khu vực trung tâm mỏ Rồng (Trang 45 - 46)

Căn cứ vào đặc tính hệ thống dầu khí và đặc điểm chắn chứa của các phát hiện dầu khí, trong bểCửu Long có thể phân ra 4 Play Hydrocarbon: Play đá móng nứt nẻ, Play Oligoxen, Play Mioxen dưới, Play đá phun trào hang hốc nứt nẻ. Mỗi đối tượng chứa dầu khí thường gắn liền với một vài kiểu bẫy chứa khác nhau.

Play đá móng nứt nẻ(Play 1) gồm đá magma xâm nhập granitoid và một phần đá biến chất. Đá móng nứt nẻ, phong hóa là đối tượng chứa dầu khí quan trọng của bể. Những phát hiện dầu khí lớn trong bể đều liên quan đến play này như: mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư TửVàng, Cá Ngừ Vàng…Các bẫy chứa nằm trong các khối móng nhô dạng địa lũy, hoặc núi sót bị chôn vùi, khép kín 3 chiều bởi các tập trầm tích Ologoxen hạt mịn phủlên trên và nằm kề áp đáy xung quanh. Dầu được nạp vào bẫy từ các tầng sinh bao quanh E23 và E31 + E2, rủi ro lớn nhất của play này là khả năng bao kín của đá chắn và mức độgiập vỡcủa đá móng.

Play Oligoxen (Play 2) bao gồm hai phụplay:Oligoxen dưới và Oligoxen trên.

Play Oligoxen dưới là một trong những đối tượng thăm dò, khai thác chính của bể Cửu Long. Các vỉa dầu thương mại được phát hiện trên mỏ Bạch Hổ và Rồng. Đá chứa là cát kết hạt thô, màu xám có nguồn gốc đồng bằng bồi tích, sông ngòi, nằm kề áp vào móng. Đôi chỗ cát kết cùng với đá móng hợp thành một thân dầu thống nhất hoặc cát kết lòng sông xếp chồng lên nhau tạo thành một tập cát dày, bị các đứt gãyởmóng cắt qua tạo thành các khối riêng biệt.

Play Oligoxen trên bao gồm cát kết chứa dầu Oligoxen trên xen kẹp với các lớp mỏng sét, bột kết và đá vôi có nguồn gốc đầm hồ, đồng bằng, sông ngòi. Các mỏ dầu đã phát hiện như mỏBạch Hổ, Rồng, Sư TửTrắng… Tầng chắn đồng thời cũng là tầng sinh của play này, chính là các tập sét nằm trong lát cắt.

Play Mioxen dưới (Play 3): cát kết chứa dầu Mioxen dưới có nguồn gốc sông

ngòi, đồng bằng và biển nông ven bờ. Tại một sốmỏ như Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Tê Giác Trắng cát kết chứa dầu phần trên dạng arkos hạt mịn đến thô xen kẹp

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ- Địa chất

NGUYỄN HÙNG QUÂN 46

trong các vỉa cát dày hơn, độ hạt trung bình, cóđiện trở suất từ 7 đến 20 Ωm. Các bẫy chủyếu là dạng vòm, vỉa bị chắn thạch học và kiến tạo.

Play đá phun trào hang hốc nứt nẻ (Play 4). Các đá thường gặp là basalt diabas, andesit diabas và đá núi lửa. Trong trường hợp chúng nằm phủ trực tiếp lên đá móng phong hóa nứt nẻthì xem như là một phần của play đá móng nứt nẻ. Khi các thể phun trào có cấu trúc hang hốc, đôi khi nứt nẻ, nằm trong mặt cắt tuổi Oligoxen thì chúngđược xét đến như một play độc lập. Tầng sét bao quanh và phủ trên vừa đóng vai trò là tầng sinh và tầng chắn. Dầu cũng có thể được sinh từphía dưới, di chuyển theo các đứt gãy. Các bẫy được phát hiện thường nhỏ, kiểu địa tầng, bịchắn thạch họcởmọi phía.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tính trữ lượng dầu và khí hòa tan trong trầm tích Mioxen dưới và Oligoxen khu vực trung tâm mỏ Rồng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)