Các yếu tố nguy cơloãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 60 - 72)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

4.2.Các yếu tố nguy cơloãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên

11. Nơi thu thập thông tin: 1 Khoa yêu cầu 2 MĐX ung bướu

4.2.Các yếu tố nguy cơloãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên

4.2.1. Liên quan giữa tuổi và loãng xương

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra tuổi là một yếu tố nguy cơ độc lập ảnh hưởng tới MĐX. Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.1) thấy rằng MĐX tỷ lệ nghịch với tuổi. Nguyễn Thị Mai Hương (2012) nghiên cứu 400 bệnh nhân nam giới trên 50 tuổi cho thấy MĐX giảm dần theo tuổi . Tương tự Phạm Văn Tú và CS (2002), đo MĐX cho nam giới khỏe mạnh từ 50 đến 94 tuổi bằng phương pháp DXA ở cẳng tay và gót chân cũng nhận thấy có sự sụt giảm MĐX theo tuổi . Nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa (2008) và Trần Thị Tô Châu (2012) cũng cho kết quả tương tự, có sự sụt giảm MĐX cùng với sự gia tăng của tuổi , .

Bagher và CS(2005), nghiên cứu MĐX bằng DXA cho 553 đối tượng (34% nam, 66% nữ) tuổi từ 20-69 cho kết quả MĐX CSTL và CXĐ bắt đầu giảm sau tuổi 40 ở cả 2 giới .

Nghiên cứu trên 1174 nam giới Sri Lanka từ 50 tuổi trở lên bằng phương pháp đo quang đồ tia X (osteogram) xương bàn ngón tay, Lekamsawam S và CS (2009) cũng nhận thấy MĐX giảm dần theo tuổi p<0,001 .

Maghraoui và CS (2009), đo MĐX bằng DXA cho 592 đàn ông Ma rốc từ 20-79 tuổi cũng cho thấy cả ở cả CSTL và CXĐ giảm dần theo tuổi .

Trong nghiên cứu của chúng tôi qua kết quả biểu đồ 3.3 cũng cho thấy sau 70 tuổi MĐX giảm nhanh và tại vị trí CXĐ có xu hướng giảm nhanh hơn tại vị trí CSTL. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nakanamura và CS cũng chỉ ra rằng MĐX đầu dưới xương quay của nam giới Nhật Bản từ 50 - 80 tuổi giảm nhanh .

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ loãng xương của các đối tượng nghiên cứu tăng theo sự gia tăng của tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ loãng xương càng tăng. Tỷ lệ loãng xương ở độ tuổi 60-69 là 26,99%, tăng lên 32,86% ở độ tuổi 70-79 và 50% ở độ tuổi ≥80, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001(bảng 3.6).

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ tuổi càng cao MĐX càng giảm. Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ thường trên 70 tuổi, đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm. Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy CXĐ và gãy lún đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều cả trên xương đặc cũng như xương xốp. Ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và huỷ xương. Chức năng của tạo cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu calci ở ống thận. Tham gia vào quá trình hấp thu calci ở ruột có vai trò của 1,25 Dihydroxycholecalciferol. Ở người già nồng độ 25 Hydroxycholecalciferol (tiền chất của 1,25 Dihydroxycholecalciferol) trong máu cũng giảm do chế độ dinh dưỡng và do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời .

Thực tế quá trình mất xương tiến triển một cách thầm lặng, nhiều năm và khi mà khối lượng xương đã mất đáng kể những biểu hiện lâm sàng thường mới xuất hiện. Đối với nam giới thường khi có gãy xương mới biết mắc loãng xương và hậu quả chất lượng cuộc sống giảm một cách đáng kể .

4.2.2. Liên quan giữa các yếu tố thể chất và loãng xương

4.2.2.1. Liên quan giữa chiều cao cơ thể và loãng xương

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những người thấp bé có nguy cơ loãng xương đồng thời loãng xương làm giảm chiều cao cơ thể.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chiều cao trung bình của nhóm loãng xương (157,75 cm) thấp hơn nhóm không loãng xương (160,86 cm) có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (bảng 3.7). Chiều cao và MĐX có mối tương quan đồng biến, chiều cao càng thấp thì MĐX càng thấp (biểu đồ 3.2). Nam giới chiều cao dưới 160 cm có nguy cơ bị loãng xương gấp 2,23 lần so với nam giới trên 160 cm có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95% (OR=2,23; 95%CI =1,44–3,47) (bảng 3.8).

Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Trần Thị Tô Châu (2012), nghiên cứu MĐX ở 355 nam giới đối tượng từ 15 - 85 tuổi và cho kết quả chiều cao tỉ lệ thuận với MĐX (R=0,23; p<0,001) . Phạm Văn Tú (2002), nghiên cứu MĐX nam giới trên 50 tuổi cũng cho kết quả tương tự chiều cao tương quan đồng biến với MĐX và cũng đặt ra câu hỏi phải chăng ở nam giới chiều cao cơ thể dưới 160 cm là yếu tố nguy cơ loãng xương .

Tác giả Pongchaiyakul và CS (2006), nghiên cứu trên 412 nam giới người Thái chỉ ra chiều cao thấp liên quan đến MĐX thấp ở cả 2 vị trí CSTL và CXĐ .

4.2.2.2. Liên quan giữa cân nặng cơ thể và loãng xương

Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khối lượng xương đỉnh. Nếu như ở phụ nữ cả khối mỡ và khối nạc đều ảnh hưởng đến mật độ khoáng của xương thì ở nam giới khối nạc có vai trò quan trọng hơn. Trong mọi trường hợp những người nặng cân sẽ có bộ xương nặng hơn và có chu chuyển xương ít nhạy cảm với PTH, bởi vậy khối lượng xương được duy trì. Ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy CXĐ và xẹp đốt sống cao hơn . Ngược lại, cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tạo xương và tăng chuyển androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy cân nặng trung bình của nhóm loãng xương thấp hơn nhóm không loãng xương. Mối liên quan giữa MĐX ở cả vị trí CSTL và CXĐ với cân nặng là tương quan đồng biến (biểu đồ 3.2). Nam giới có cân nặng dưới 60 kg có nguy cơ bị loãng xương hơn người bình thường 5,14 lần có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95% (OR=5,14; 95%CI=2,9–9,11) (bảng 3.9).

Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (2012) trên 400 bệnh nhân nam ≥50 tuổi, cân nặng <61 kg là yếu tố nguy cơ gây loãng xương gấp 4,2 lần .

Các tác giả Kanis J.A (2002) và Adler R.A (2011), cũng cho rằng cân nặng thấp là nguy cơ giảm MĐX , .

Tác giả Maalouf G và CS (2000), khi đánh giá MĐX của 165 nam giới Liban bình thường tuổi từ 20 - 79, đã đưa ra kết luận là MĐX của nam giới có liên quan với trọng lượng cơ thể và cứ tăng 1 kg trọng lượng thì MĐX tăng 0,2-0,4% tuỳ theo từng vị trí đo .

Người ta nhận xét rằng loãng xương dễ xuất hiện ở người có thể tạng nhỏ bé. Theo nhiều tác giả nguyên nhân những người có thể tạng nhỏ bé có nguy cơ loãng xương cao hơn những người to béo vì họ có đỉnh khối lượng xương thấp hơn. Riggs B và Melton L.J đã công bố một công trình trong đó các tác giả đã nhận xét loãng xương thường gặp ở người có chiều cao và cân nặng nhỏ hơn bình thường , .

4.2.2.3. Liên quan giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và loãng xương

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BMI trung bình của nhóm loãng xương thấp hơn nhóm không loãng xương (bảng 3.7). BMI và MĐX tại CSTL và CXĐ có mối tương quan đồng biến, BMI càng thấp thì MĐX càng thấp (R=0,3; 0,354) có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (biểu đồ 3.2). Nam giới có BMI<18,5 kg/m2 có nguy có loãng xương gấp 3,66 lần người bình thường có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy 95% (OR=3,66; 95%CI=1,86–7,2) (bảng 3.10).

MĐX của những người béo cao hơn rất nhiều so với những người gầy và MĐX tương quan tỉ lệ thuận với cả chiều cao, cân nặng và BMI đặc biệt là cân nặng và BMI (p<0,001)

Nguyễn Ngọc Phượng và CS (2001), khi nghiên cứu liên quan giữa tỉ lệ loãng xương với chỉ số khối của cơ thể cũng cho rằng người gầy có nguy cơ loãng xương cao hơn người béo .

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Đặng Hồng Hoa (2008) và Nguyễn Thị Mai Hương (2012) cũng cho kết quả MĐX vùng CXĐ tương quan tỉ lệ thuận với BMI và cân nặng , .

Toth E và CS (2005) thấy MĐX CXĐ tương quan tỷ lệ thuận với BMI với r = 0,412 với p<0,001 .

Nghiên cứu của Asomaning K và CS (2006) chỉ ra người có BMI thấp nguy cơ mắc loãng xương cao hơn 1,8 lần người bình thường .

De Laet C và CS (2005) nhận thấy là BMI ≥25 kg/m2 dường như là yếu tố bảo vệ với MĐX trong khi ở những người gầy với BMI <22 kg/m2 thì lại tăng nguy cơ loãng xương .

Fawzy T và CS (2011), trong nghiên cứu của mình tác giả chỉ ra rằng BMI thấp và tuổi là hai yếu tố gây MĐX thấp . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3. Liên quan giữa lối sống và loãng xương

4.2.3.1. Tiền sử và hiện tại hút thuốc lá

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ người hút thuốc lá ở nhóm loãng xương cao hơn nhóm không loãng xương có ý nghĩa và những nguời hút thuốc lá có nguy cơ bị loãng xương cao gấp 2,57 lần so với người bình thường (OR=2,57; 95%CI=1,64–4,02) (bảng 3.12).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhiều nghiên cứu cho rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ gãy CXĐ, gãy xương cẳng tay và lún đốt sống thắt lưng do loãng xương , , , .

Nhiều nghiên cứu cho rằng, hút thuốc lá làm giảm MĐX và làm tăng nguy cơ gãy xương , . Ảnh hưởng của thuốc lá đến MĐX có thể do thuốc lá làm giảm tạo xương do gây độc trực tiếp lên các tế bào tạo xương. Khói thuốc còn làm cho cơ thể giảm hấp thu calci, làm tăng nồng độ cortisol và hormone giáp trạng trong máu, đồng thời làm giảm hoạt động của calcitonin do đó làm tăng nguy cơ loãng xương , . Ngoài ra, những người hút thuốc lá thường giảm

hoạt động thể lực, tăng uống rượu do vậy làm giảm MĐX. Trong một nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc lá có nguy cơ hoại tử CXĐ gấp 4 lần so với những người không hút thuốc lá .

Tốc độ mất xương tại CXĐ và cột sống của những người nghiện thuốc lá hàng năm cao hơn của những người không hút thuốc lá . Để nghiên cứu sự mất xương liên quan đến hút thuốc lá tác giả Deng H.W và CS (2000) đã nghiên cứu một nhóm người gồm 212 nam và 351 nữ. Các tác giả nhận thấy rằng, MĐX CXĐ và CSTL thấp hơn có ý nghĩa ở những người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc lá .

Trong nghiên cứu của Ward K.D và CS (2001) nguy cơ gãy CXĐ và CSTL ở nam giới hút thuốc lá tăng lên 40% và 32% so với người chưa bao giờ hút thuốc lá .

Trong nghiên cứu của Hoidrup S và CS (2000) trên 13393 nữ giới và 17379 nam giới, nguy cơ gãy CXĐ ở nam giới hút thuốc lá cao gấp 1,59 lần so với người chưa bao giờ hút thuốc lá, nhưng nếu sau 5 năm ngừng hút thuốc thì nguy cơ chỉ còn 0,73 so với người đang hút .

Các tác giả Phạm Văn Tú (2002), Đặng Thị Hồng Hoa (2008) và Nguyễn Thị Mai Hương (2012), trong nghiên cứu của mình đã nhận xét MĐX của nhóm hút thuốc lá thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm không hút thuốc , , .

4.2.3.2. Lạm dụng rượu, bia

Rượu được coi là một yếu tố có liên quan đến MĐX. Tùy theo lượng rượu sử dụng mà nó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên MĐX. Rượu cũng làm giảm sự tạo xương ở người và động vật khoẻ mạnh và làm giảm sự tăng sinh tạo cốt bào. Thói quen lạm dụng rượu là một yếu tố nguy cơ của loãng xương do chúng làm giảm hấp thu calci và các chất khoáng ở ruột đồng thời do các chất độc sinh ra khi chuyển hóa làm ngăn cản hoạt động của tạo cốt

bào. Nhiều nghiên cứu và tài liệu cho thấy uống rượu thường xuyên với số lượng lớn làm tăng nguy cơ loãng xương , , .

Trong nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ lạm dụng rượu ở nhóm loãng xương cao hơn nhóm không loãng xương có ý nghĩa thống kê. Những người uống rượu có nguy cơ bị loãng xương cao gấp 1,86 lần người bình thường (OR=1,86; 95%CI=1,19–2,9) (bảng 3.13).

Tác giả Kanis J và CS (2005), nghiên cứu ảnh hưởng của rượu đối với MĐX và nguy cơ gãy CXĐ của 5939 nam và 11032 nữ được tổng hợp nhiều nghiên cứu CaMos, DOES và Rotterdam. Kết luận rằng nghiện rượu là một yếu tố làm giảm MĐX và làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là nguy cơ gãy CXĐ .

Một nghiên cứu của Du F và CS (2011), nhận thấy những người lạm dụng rượu nguy cơ mắc loãng xương gấp 2,47 so với người bình thường .

Tác giả Kouda K (2011), nghiên cứu trên 2174 nam giới nhật bản nhận thấy rượu có liên quan tới MĐX .

Trong nghiên cứu của Phạm Văn Tú (2002), Đặng Hồng Hoa (2008) và Nguyễn Thị Mai Hương (2012), nhận thấy có sự giảm MĐX ở những người lạm dụng rượu so với người không uống rượu có ý nghĩa thống kê , , .

4.2.3.3. Yếu tố tập luyện

Vận động cơ thể có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng xương, cấu trúc bè xương quá trình tu bổ xương. Nếu không vận động sẽ gây ra mất xương nhanh chóng. Các hoạt động thể lực ở tất cả các lứa tuổi làm tăng khối lượng xương. Ngoài ra, tập luyện sẽ cải thiện tình trạng toàn thân, điều hoà hoạt động, sức mạnh cơ bắp và phản ứng của cơ thể, do đó làm giảm nguy cơ chấn thương do té ngã. Sự giảm vận động ở những người lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn tới sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh .

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ những người không tập luyện ở nhóm loãng xương cao hơn nhóm không loãng xương và những người không tập luyện có nguy cơ bị loãng xương cao gấp 3,38 lần người bình thường (OR=3,38; 95%CI=2,14–5,36) (bảng 3.14).

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc (2001), cho thấy chỉ số Singh trung bình cao nhất ở nhóm luyện tập vừa phải (4,53), nhóm không luyện tập có chỉ số Singh thấp hơn (3,86) và nhóm luyện tập nặng có chỉ số Singh trung bình thấp nhất (3,00) .

Phạm Văn Tú (2002), trong nghiên cứu của mình thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa về MĐX gót và xương cẳng tay giữa nhóm có tập luyện và không tập luyện .

Với những người không vận động hoặc ít vận động đặc biệt là những người phải nằm bất động lâu sẽ bị mất xương khá nhanh. Tác giả Lau E.M và CS (2002), nghiên cứu ở bốn nước châu Á và nhận thấy NCGX tăng lên ở những người đàn ông làm nghề ít chịu tải hoặc ít hoạt động từ thời trẻ .

Mặc dù tập thể dục đều đặn gây ảnh hưởng tốt với sức khỏe nói chung và MĐX nói riêng, nhưng nếu tập thể dục quá nặng và căng thẳng thì có tác dụng ngược lại. Nevile và CS (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ tập luyện với MĐX của 242 nam và 212 nữ trẻ tuổi đã đưa ra kết luận sự luyện tập thể thao với cường độ lớn và kéo dài gây căng thẳng cho người trẻ tuổi và có thể làm giảm khối lượng xương đỉnh .

Như vậy tập luyện chịu tải thường xuyên ở mức độ vừa phải sẽ có lợi cho xương. Tác dụng này được giải thích là do các receptor cơ học của xương chuyển những stress thể lực thành những dấu hiệu sinh học để kích thích và tăng cường các quá trình điều chỉnh của các hormon sinh dục, kết quả là khối lượng xương được tăng cường.

4.2.4. Liên quan giữa các yếu tố khác và loãng xương

4.2.4.1. Tiền sử gãy xương

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 28/400 trường hợp có tiền sử gãy xương bao gồm gãy xẹp đốt sống, CXĐ, cẳng chân và cổ tay. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thuỷ (1996) về tỉ lệ lún xẹp đốt sống thắt lưng do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và một số nghiên cứu khác như Nguyễn Thị Mai Hương (2012) ở nam giới từ 50 tuổi trở lên cũng nhận định rằng gãy xương do loãng xương thường ở những vị trí chịu trọng lực của cơ thể như cột sống và CXĐ .

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, ở nhóm loãng xương tỉ lệ đối tượng có tiền sử bản thân gãy xương (tự nhiên hoặc do sang chấn nhẹ) cao hơn so với nhóm không loãng xương. Và khi tìm mối liên quan giữa tiền sử gãy xương và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 60 - 72)