Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 33 - 38)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

11. Nơi thu thập thông tin: 1 Khoa yêu cầu 2 MĐX ung bướu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp

2.3.2. Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu: 2 2 2 / 1 ) 1 ( ∆ − = Zp p n α α: Mức ý nghĩa thống kê.

∆: Khoảng sai lệnh mong muốn.

p: Xác suất loãng xương của nam giới từ 60 tuổi trở lên. Với α = 0,05; ∆ = 0,04; p = 0,168 .

Thay vào công thức ta có n = 336, vậy cỡ mẫu tối thiểu là 336.

2.3.3. Cách chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu

Mỗi đối tượng sẽ được thăm khám, chẩn đoán xác định các bệnh theo tiêu chuẩn hiện đại và có một bảng câu hỏi để hoàn thành đầy đủ các thông tin bao gồm các chỉ số và biến số trên để tìm hiểu về những yếu tố liên quan đến loãng xương và bước đầu xác định tỷ lệ nguy cơ gãy xương sau 5 năm và 10 năm theo mô hình Garvan và FRAX , , .

Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng:

- Tuổi: Là tuổi thực tế, tính theo năm, không theo giấy khai sinh. - Giới: Nam.

- Nghề nghiệp:

+ Nhóm nghề nghiệp tĩnh tại: Bao gồm giáo viên, bác sỹ, luật sư, kế toán, nhà văn, cán bộ hành chính sự nghiệp…

+ Nhóm nghề nghiệp khác: Bao gồm công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, nội trợ…

- Cân nặng: Tính theo kilogram, đo tại thời điểm nghiên cứu, dùng cân có độ chính xác cao, được đối chiếu kiểm tra điều chỉnh lại cân thường xuyên cho chính xác.

- Chiều cao: Tính theo cm, đo tại thời điểm nghiên cứu, dùng thước đo chiều cao gắn với cân có độ chính xác cao. Bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng

không đi giày, dép (coi là đứng thẳng khi 4 điểm chẩm, mỏm vai, mông và gót chân tiếp giáp chạm tường).

- Giảm chiều cao trên 3 cm: Coi là có khi bênh nhân có chiều cao thấp hơn ít nhất trên 3 cm (so sánh với chiều cao khi khám sức khỏe tuổi thanh niên).

- Tiền sử bị gãy xương ở tuổi trưởng thành: Là tiền sử gãy xương tự nhiên hoặc sau một sang chấn nhẹ ở tuổi trưởng thành.

- Người thân (cha mẹ, đặc biệt là mẹ) có tiền sử gãy xương tự nhiên hoặc sau chấn thương nhẹ.

- Hút thuốc: Coi là có hút thuốc nếu bệnh nhân hút 20 điếu một ngày, thời gian hút kéo dài 5 năm.

- Lạm dụng rượu: Coi là có khi bệnh nhân uống 3 hoặc nhiều hơn 3 đơn vị rượu/ngày (1U= 8g rượu), kéo dài trên 5 năm. Một đơn vị tương đương với một ly bia tiêu chuẩn (285ml), hoặc 30ml rượu mạnh, hoặc một ly rượu vang cỡ trung bình(120ml) hay 60ml rượu khai vị.

- Viêm khớp dạng thấp: Coi là có khi bệnh nhân được chẩn đoán rõ ràng qua thăm khám, giấy tờ.

- Dùng thuốc kéo dài (trên 3 tháng): Sử dụng steroid với liều prednisolone ít nhất 5mg/ngày hoặc thuốc tương đương, thuốc thay thế hormone tuyến giáp, thuốc chống động kinh….

- Loãng xương thứ phát: Xem là có nếu bệnh nhân có rối loạn mạnh mẽ liên quan với bệnh loãng xương: Đái tháo đường typ1, cushing, cường giáp không được điều trị lâu dài, cường vỏ thượng thận kéo dài, thiểu năng sinh dục, suy dinh dưỡng mãn tính, kém hấp thu và bệnh gan mãn tính, bất động kéo dài, điều trị heparin kéo dài… được chẩn đoán rõ ràng.

- Té ngã trong 12 tháng qua: Bao gồm ngã do chấn thương, trượt chân, ngã cầu thang…

- Tập thể dục: Đối tượng được coi là tập luyện vừa phải khi thường xuyên tham gia luyện tập với chế độ trên 3 lần/tuần, mỗi lần trên 60 phút,

luyện tập trên 5 năm và hiện tại còn tập luyện các môn tập là đi bộ, bóng bàn, cầu lông, chạy, dưỡng sinh.

- Đo Mật độ xương:

Thiết bị đo: Sử dụng máy đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA).

Vị trí đo tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi. Phân tích kết quả:

+ Chỉ số T-score được đo ở vùng cột sống thắt lưng L1, L2, L3, L4 và vùng cổ xương đùi gồm vùng cổ, mấu chuyển lớn, liên mấu chuyển và tam giác Ward. Kết quả cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của các chỉ số ở các vùng được đo ở cột sống thắt lưng (spine) và vị trí cổ xương đùi (fermonal neck).

+ Đánh giá mật độ xương theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1994.

- Áp dụng mô hình tiên lượng gãy xương để xác định và phân tầng nguy cơ gãy xương:

+ Mô hình Garvan: Vào trang web

Http://garvan.org.au/promotions/bonefracturerisk/calculator/. Đốivới mỗi bệnh nhân, nhập 05 yếu tố nguy cơ bao gồm: Tuổi, giới, tiền sử gãy xương, tiền sử té ngã, giá trị mật độ xương (T-score vùng cổ xương đùi), nếu không có giá trị mật độ xương có thể sử dụng cân nặng. Sau đó hệ thống sẽ tự động xử lý và đưa ra kết quả bao gồm:

Xác suất (%) nguy cơ gãy xương hông sau 5 và 10 năm. Xác suất (%) nguy cơ gãy xương khác sau 5 và 10 năm. Lưu ý: Đối với nam giới Việt nam cần nhân với hệ số 0,672.

+ Mô hình FRAX: Vào trang wed: http://www.shef.ac.uk/FRAX. Đối với mỗi bệnh nhân, nhập 12 yếu tố nguy cơ: Tuổi , giới, cân nặng, chiều cao, tiền sử gãy xương, tiền sử cha hoặc mẹ bị gãy cổ xương đùi, hiện tại hút thuốc

lá, sử dụng glucocorticoid, viêm khớp dạng thấp, loãng xương thứ phát, uống rượu ≥3U/ngày, có hoặc không có giá trị mật độ xương (T-score vùng cổ xương đùi). Kết quả thu được gồm:

Xác suất (%) nguy cơ gãy xương hông trong 10 năm tiếp theo.

Xác suất (%) nguy cơ gãy xương khác (xương cẳng tay, xương cánh tay, đốt sống, xương bả vai) trong 10 năm tiếp theo.

Các biến số nghiên cứu:

Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

TT Biến số Đơn vị PP

thu thập Phân loại

1 Tuổi Năm Hỏi 60-69, 70-79, ≥80

2 Cân nặng Kg Cân <60, ≥ 60

3 Chiều cao Cm Đo < 160, ≥160

4 Chỉ số khối cơ thể

(BMI) Kg/m

2 Tính <18,5, 18,5-22,9, ≥23 5 Mật độ xương SD Đo ≥-1, -1 đến -2,5, ≤-2,5 6 Tiền sử gãy xương ở

tuổi trưởng thành Hỏi Có, không

7 Tiền sử gãy xương

sau năm 50 tuổi Số lần Hỏi 1, 2, ≥3

8 Tiền sử té ngã trong

12 tháng qua Số lần Hỏi 1,2, ≥3

9 Tiền sử gia đình Cha hoặc mẹ gãy xương Hỏi Có, không 10 Tập thể dục 60phút/ngày,≥5năm Hỏi Có, không 11 Hút thuốc lá ≥20 điếu/ngày,≥5năm Hỏi Có, không 12 Lạm dụng rượu ≥3U/ngày(1U=8g),≥5năm Hỏi Có, không 13 Tiền sử sử dụng

corticoid

≥5mg pred/ngày,

≥3 tháng Hỏi Có, không

14 Garvan1,2 NCGX hông

sau 5 và 10 năm (%) Tính Cao, thấp

15 Garvan3,4 NCGX khác

sau 5 và 10 năm (%) Tính Cao, thấp

16 FRAX1 NCGX hông (%) Tính < 20, ≥ 20

2.3.4. Các bước tiến hành nghiên cứu

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w