Tình hình nghiên cứu về bệnh loãng xương trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 31 - 33)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1.4.Tình hình nghiên cứu về bệnh loãng xương trong và ngoài nước

11. Nơi thu thập thông tin: 1 Khoa yêu cầu 2 MĐX ung bướu

1.4.Tình hình nghiên cứu về bệnh loãng xương trong và ngoài nước

Trần Ngọc Ân (1996), nghiên cứu nguy cơ loãng xương ở 54 bệnh nhân mắc bệnh khớp mạn tính sử dụng corticoid kéo dài. Những kết quả ghi nhận như loãng xương thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh khớp mạn tính có sử dụng corticoid kéo dài. Corticoid ảnh hưởng rõ ràng trên cột sống nhưng ít ảnh hưởng trên độ dày vỏ xương đốt bàn tay. Chụp X quang quy ước cho kết quả chẩn đoán khá chính xác, tuy nhiên ít có khả năng chẩn đoán sớm .

Cũng bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép, Phạm Văn Tú và CS (2002) tiến hành nghiên cứu MĐX của nam giới bình thường từ 50 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy MĐX gót tăng theo chiều cao, cân nặng, tập luyện, giảm theo tuổi, hút thuốc lá và chưa thấy có liên quan với uống bia rượu .

Năm 2006, Vũ Thị Thanh Thủy và CS nghiên cứu đo MĐX của người Việt nam bằng phương pháp siêu âm xương gót ở nam giới và nữ giới cho kết quả MĐX đỉnh đạt được ở lứa tuổi 27–32 .

Năm 2008, Đặng Hồng Hoa và CS nghiên cứu MĐX CXĐ bằng DXA cho 1034 đối tượng cả nam và nữ tuổi từ 20-84 tại Hà Nội, đã đưa ra được MĐX đỉnh ở CXĐ của cả nam và nữ và đưa ra được tỷ lệ loãng xương ở CXĐ của nam giới là 14%, nữ là 24,6% .

Trần Thị Tô Châu (2012), nghiên cứu MĐX nam giới bằng phương pháp đi hấp thụ tia X năng lượng kép. Kết quả loãng xương nam giới trên 50 tuổi ở vị trí CXĐ và CSTL lần lượt là 13,1% và 16,6% .

Năm 2012, Nguyễn Thị Mai Hương nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo nguy cơ gãy xương sau 10 năm theo mô hình FRAX ở nam giới từ 50 tuổi trở lên. Nguy cơ gãy xương hông và các xương khác ở nam giới trên 50 tuổi sau 10 năm tương ứng là 5,1% và 8,8% .

Tuan N.V và CS (1996), nghiên cứu trên 220 nam giới trên 60 tuổi ở Dubbo, Úc chỉ ra gãy xương liên quan với các yếu tố MĐX ở CXĐ (OR= 1,47),

tiền sử té ngã trong 12 tháng, tiền sử gãy xương trong 5 năm, BMI thấp. Ngược lại các yếu tố luyện tập thể dục thường xuyên, sử dụng rượu vừa phải có vai trò phòng chống gãy xương .

Maalouf Gvà CS (2000), đánh giá MĐX ở 165 nam giới Liban bình thường tuổi từ 20-79 đã đưa ra kết luận MĐX của nam giới có liên quan với trọng lượng cơ thể .

Một nghiên cứu khác Maghraoui A và CS (2009), tiến hành đo MĐX CSTL bằng DXA cho 592 nam giới Ma Rốc tuổi từ 20-79 để đánh giá tỉ lệ loãng xương của những người >60 tuổi cũng cho kết quả MĐX của nam giới có liên quan tới trọng lượng cơ thể .

Năm 2008, Nguyen N.D và CS nghiên cứu trên 1358 nữ giới và 858 nam giới trên 60 tuổi, đã phát triển và xây dựng mô hình tiên lượng gãy xương sau 5 năm và 10 năm dựa trên 5 yếu tố nguy cơ gồm: Tuổi, giới, MĐX, tiền sử gãy xương sau 50 tuổi, tiền sử té ngã trong 12 tháng qua .

Kanis A.J và CS (2008), áp dụng mô hình FRAX tiên lượng xác suất gãy xương tại Hoa Kỳ ở nữ giới từ 3,5% đến 31% và nam giới từ 2,8% đến 15% .

Năm 2010, Van Den Bergh P.J và CS đánh giá nguy cơ gãy xương so sánh giữa mô hình FRAX và Garvan đã đưa ra kết luận có thể sử dụng 1 trong 2 mô hình này trong vai trò tiên lương gãy xương .

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 31 - 33)