Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 57 - 60)

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

11. Nơi thu thập thông tin: 1 Khoa yêu cầu 2 MĐX ung bướu

4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Hiện nay trên thế giới loãng xương ở nam giới đã và đang bắt đầu được nhiều tác giả nghiên cứu, đặc biệt vấn đề các yếu tố nguy cơ loãng xương và tiên lượng gãy xương do loãng xương. Theo nhiều tác giả loãng xương ở nam giới chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 20% sau 50 tuổi . Theo Rigg B.L (1995), Furlow B (2006), nguy cơ gãy CXĐ ở nam giới bằng với nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến , . Nghiên cứu của Tuan N.V và CS (1996), chỉ ra nguy cơ gãy xương trọn đời đối với nam giới sau 60 tuổi khoảng 25% . Ở Việt nam các nghiên cứu về loãng xương chủ yếu tập trung ở nữ giới, chỉ có số lượng ít các nghiên cứu đánh giá loãng xương và gãy xương do loãng xương ở nam giới.

Chúng ta cũng biết rằng 75% sự khác nhau của MĐX trong quần thể là do di truyền quyết định và yếu tố này tác động chủ yếu lên khối lượng xương đỉnh, 25% còn lại là do các yếu tố của môi trường và lối sống chi phối . Trong đó các yếu tố ảnh hưởng đến MĐX hay gặp là uống rượu bia, hút thuốc lá, luyện tập. Đây là các yếu tố có thể tác động được nhằm đem lại những lợi ích cho MĐX , .

Cũng theo nhiều tác giả thì MĐX được coi là yếu tố tiên lượng và yếu tố khẳng định chủ yếu nguy cơ gãy xương do loãng xương và MĐX cứ giảm đi 1 độ lệch chuẩn thì nguy cơ gãy xương tăng lên 1,5–2 lần .

Từ trước đến nay vấn đề loãng xương và gãy xương do loãng xương ở nam giới còn chưa được quan tâm đầy đủ. Đối với người cao tuổi, đặc biệt từ tuổi 60 trở lên ở nam giới đã có nhiều thay đổi về sinh lý, khả năng hoạt động của các tuyến nội tiết, trong đó có các tuyến sinh dục đã bị suy giảm, nguy cơ

loãng xương và gãy xương do loãng xương có xu hướng tăng lên. Đây là vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu cho toàn dân. Vì vậy, chúng tôi chọn đối tượng nam giới từ 60 tuổi trở lên để khảo sát các yếu tố nguy cơ của loãng xương và tính xác suất gãy xương theo hai mô hình tiên lượng Garvan và FRAX.

Nghiên cứu của chúng tôi gồm có 400 đối tượng nam giới từ 60 tuổi trở lên. Trong đó 124 đối tượng có MĐX (CXĐ và/hoặc CSTL) T-score ≤-2,5 (nhóm loãng xương), 276 đối tượng có MĐX (CXĐ và CSTL) T-score >-2,5 (nhóm không loãng xương). Đầu tiên các yếu tố khảo sát được phân tích riêng rẽ (tính OR, 95%CI) để xác định được yếu tố nguy cơ của loãng xương. Sau đó các yếu tố này được đưa vào mô hình hồi quy đa biến Logistic để khử nhiễu từ đó xác định các yếu tố thật sự tác động đến loãng xương cho quần thể nghiên cứu. Đối với nguy cơ gãy xương do loãng xương, chúng tôi áp dụng song song cả hai mô hình tiên lượng Garvan và FRAX để đưa ra xác suất gãy xương sau 5 năm và 10 năm tới dựa vào các yếu tố tiên lượng.

4.1.1. Đặc điểm về chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 400 nam giới được điều tra về lâm sàng có tuổi trung bình là 69,25 ± 6,75 tuổi. Tuổi thấp nhất là 60, cao nhất là 90. Trong đó chủ yếu tập trung ở độ tuổi 60–70 chiếm 56,5% (bảng 3.2). Kết quả này tương tự như của Trần Thị Mai Thắng (2012), nghiên cứu trên 611 đối tượng người cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương .

Chiều cao trung bình của đối tượng nghiên cứu là 159,89 ± 5,96 cm tương tự như nhóm ĐTNC của Nguyễn Thị Mai Hương (2012) là 163,1 ± 5,7 cm , của Đặng Hồng Hoa (2008) là 165 ± 6,3 cm . Nghiên cứu của Phạm Văn Tú (2002), nam giới bình thường từ 50 tuổi trở lên sống và làm việc ở Hà Nội có chiều cao trung bình là 161 ± 5 cm . Nghiên cứu của Trần Thị Tô Châu (2012) ở nam giới khoẻ mạnh bình thường sống và làm việc ở Hà Nội và Hà Nam có chiều cao trung bình là 164,7 ± 5,85 cm .

Cân nặng trung bình của ĐTNC là 57,13 ± 9,46 kg, tương tự như kết quả Nguyễn Thị Mai Hương (2012) là 60,7 ± 8,7 kg , của Đặng Hồng Hoa (2008) là 61,0 ±8,3 kg , của Phạm Văn Tú (2002) là 56,9 ± 7,1 kg và của Trần Thị Tô Châu (2012) là 59,7 ±9,1 kg .

BMI trung bình của các ĐTNC là 22,29 ± 3,11 kg/m2, của Nguyễn Thị Mai Hương (2012) là 22,8 ± 2,8 kg/m2, của Đặng Hồng Hoa (2008) là 22,4 ± 2,7 kg , của Phạm Văn Tú (2002) là 21,9 ± 2,7 kg và của Trần Thị Tô Châu (2012) là 21,8 ±2,9 kg .

4.1.2. Đặc điểm về mật độ xương của đối tượng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi MĐX trung bình tính theo chỉ số T- score MĐX CSTL trung bình: -1,45 ± 1,68 SD. MĐX CSTL thấp nhất là -5,4 SD. MĐX CSTL lớn nhất là 4,9 SD. MĐX CXĐ trung bình: -1,09 ± 1,16 SD. MĐX CXĐ thấp nhất là -4,2 SD, MĐX CXĐ cao nhất là 3,0 SD. Giá trị MĐX CSTL trung bình thấp hơn MĐX CXĐ trung bình có ý nghĩa thống kê (bảng 3.5).

Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả MĐX vùng CSTL thấp hơn vùng CXĐ. Nghiên cứu trên 1163 nam giới thuộc 7 trung tâm lớn của Châu Âu cũng cho thấy MĐX CSTL thấp hơn MĐX CXĐ .

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương (2012), nghiên cứu yếu tố nguy cơloãng xương ở nam giới từ 50 tuổi trở lên kết quả cho thấy MĐX CSTL thấp hơn so với MĐX CXĐ .

Tỷ lệ loãng xương của nam giới từ 60 tuổi trở lên chiếm 31%. Tại vị trí CSTL tỷ lệ loãng xương (28%) cao hơn tại vị trí CXĐ (11,75%). Đối với loãng xương nặng theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 7% (bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và FRAX ở nam giới từ 60 tuổi trở lên (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w