Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu 55

Một phần của tài liệu Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (toàn văn + tóm tắt) (Trang 65 - 66)

2.13.1. Nhập số liệu

Số liệu thu thập được NCS rà soát, làm sạch và nhập trên chương trình Epidata. Số liệu đánh giá trước can thiệp và sau can thiệp (ở cả phụ nữ 15-49 tuổi có chồng và cán bộ Y tế) được nhập riêng biệt và được kết nối với nhau thông qua mã cá nhân của đối tượng nghiên cứu (ID).

2.13.2. Phân tích số liệu

- Số liệu do NCS quản lý và phân tích với phần mềm STATA 12.0

- Các phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích hai biến được sử dụng. - Số liệu của hai vòng Nghiên cứu mô tả (trước và sau can thiệp) được so sánh với nhau đểđánh giá kết quả của can thiệp.

- Số liệu của hai địa bàn can thiệp và không can thiệp cũng được so sánh cả ở

giai đoạn trước can thiệp và sau can thiệp đểđánh giá kết quả can thiệp.

- Kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC của PNCC và CBYT được tổng hợp từ các câu hỏi đơn lẻ thành điểm cụ thể cho từng phần (Phụ

lục 6). Với các biến tổ hợp, điểm càng cao thì kiến thức, thái độ, thực hành của các

đối tượng càng tốt.

- NCS cũng sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính đa biến với các biến đầu ra là

điểm chênh kiến thức, thái độ, thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC của PNCC và CBYT và biến độc lập chính là hoạt động can thiệp. Mục đích để xem ở

những đối tượng có cùng một số đặc điểm (tuỳ thuộc từng mô hình đa biến) thì sự

khác nhau về các điểm chênh kiến thức, thái độ, thực hành sẽ như thế nào nếu họ được nhận hoặc không được nhận hoạt động can thiệp. Các biến đầu ra đều là các biến liên tục có phân bố xấp xỉ chuẩn nên phù hợp với điều kiện của mô hình. Phương pháp được sử dụng là stepwise, mô hình được trình bày trong kết quả là mô hình được NCS lựa chọn.

- Các chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp cũng được tính toán cho cả kiến thức, thái độ và thực hành hướng tới chẩn đoán sớm CNTC. Các chỉ số này được tính riêng biệt cho nhóm PNCC và nhóm CBYT.

56

2.13.3. Quản lý số liệu và sử dụng kết quả nghiên cứu

- Việc quản lý số liệu được tuân theo các nguyên tắc của trường Đại học Y tế

công cộng và do nhóm nghiên cứu (NCS và giáo viên hướng dẫn) chịu trách nhiệm. - Kết quả nghiên cứu và báo cáo là sản phẩm phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu. Ngoài ra kết quả cũng được chia sẻ và đăng tải trên các tạp chí phù hợp (Tạp chí y tế công cộng, tạp chí y học dự phòng).

- Báo cáo kết quả nghiên cứu cũng được gửi cho địa phương nơi triển khai nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (toàn văn + tóm tắt) (Trang 65 - 66)