Các hoạt động can thiệp 47

Một phần của tài liệu Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (toàn văn + tóm tắt) (Trang 57 - 65)

Các hoạt động can thiệp được tiến hành trong thời gian hai năm trên địa bàn 6 xã huyện Đại Từ, các xã của Đồng Hỷ không có bất kỳ hoạt động can thiệp nào và

được sử dụng như nhóm chứng. Đối tượng can thiệp tại huyện Đại Từ bao gồm phụ

nữ 15-49 tuổi có chồng và các cán bộ y tế từ tuyến huyện đến tuyến xã.

2.12.1 Cơ sở xây dựng chương trình can thiệp

Đánh giá ban đầu qua phỏng vấn phụ nữ 15-49 tuổi có chồng, phỏng vấn cán bộ y tế, phỏng vấn sâu phụ nữ mắc CNTC đã cung cấp một số thông tin cơ bản theo mô hình lý thuyết PRECEED – PROCEDE. Cụ thể các nội dung được sử dụng làm cơ sở xây dựng chương trình can thiệp như sau

2.12.1.1 Các yếu tố khuynh hướng

Các yếu tố khuynh hướng khảo sát về nhận thức tầm quan trọng của khám thai sớm và nguy cơ của CNTC cho thấy về cơ bản PNCC và CBYT nhận thức

được sự cần thiết phải đi khám thai sớm và mức độ nguy hiểm của CNTC. Tuy nhiên, kết quả xử trí CNTC ở các trường hợp mắc CNTC cho thấy họ có thái độ chủ

quan, không đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường, khiến cho việc xử trí CNTC thường bị chậm.

2.12.1.2 Các yếu tố cho phép

Là các yếu tố liên quan đến khám thai sớm và xử trí CNTC của PNCC và CBYT, kết quảđánh giá trước can thiệp cho thấy cần phải có một số hoạt động can thiệp để nâng cao kiến thức của bản thân CBYT và PNCC về thời điểm khám thai sớm (ngay sau khi có biểu hiện tắt kinh) và xử trí sớm, phù hợp khi phụ nữ có thai có dấu hiệu bất thường.

2.12.1.3 Các yếu tố tăng cường

Yếu tố tăng cường là việc tư vấn của CBYT khi khám thai về những dấu hiệu bất thường khi có thai, kể cả các triệu chứng của CNTC. Khi cần thiết, việc khuyến nghị đi siêu âm sớm để loại trừ CNTC là cần thiết. Kết quả đánh giá trước can thiệp cho thấy việc tư vấn và khuyến nghị siêu âm của CBYT với phụ nữ mang thai còn rất thấp. Kiến thức về CNTC của CBYT cũng chưa tốt, CBYT cũng cần

48

phải biết được những nguy hiểm xảy ra khi xử trí chậm CNTC và lợi ích khi các trường hợp CNTC được phát hiện và xử trí sớm. Khi kiến thức về CNTC tốt lên, CBYT có thể tự tin tư vấn cho PNCC nói chung và phụ nữ mang thai nói riêng để

họ có thể có thêm kiến thức và có những thực hành phù hợp.

Các yếu tố tăng cường khảo sát về các dịch vụ sẵn có ởđịa phương cho thấy rằng việc giới thiệu rộng rãi những dịch vụ y tế sẵn có ở địa phương mà người dân có thể tiếp cận được ví dụ que thử thai nhanh, siêu âm là nên làm khi thực hiện tư

vấn cho người dân đến khám.

Hiện nay thông tin về CNTC cán bộ y tế nhận được chủ yếu là từ các chương trình học, tập huấn. Thông tin về CNTC chưa được rộng rãi trong hệ thống y tế vì vậy người dân cũng ít nhận được thông tin về CNTC từ cán bộ y tế. Để giúp người dân có thể tiếp cận tốt hơn với những thông tin về CNTC, cần phải có những buổi tư vấn trực tiếp cho PNCC/khám thai hoặc là qua các buổi họp, cung cấp thêm thông tin về CNTC cho nhiều người biết đặc biệt là nhóm phụ nữ có chồng.

2.12.2 Chương trình can thiệp đã được xây dựng

Với những phân tích trên một chương trình can thiệp nhằm hướng tới chẩn

đoán sớm CNTC đã được xây dựng và triển khai. Đối tượng đích chính của chương trình can thiệp này là CBYT và PNCC.

2.12.2.1 Tăng cường yếu tố khuynh hướng

- Tăng cường nhận thức về việc phải đi khám thai sớm, đặc biệt phải đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường. Thời điểm khám thai sớm là ngay khi có dấu hiệu tắt kinh, trong tháng đầu có thai.

- Nâng cao kiến thức về các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu sớm của CNTC và các yếu tố nguy cơ của CNTC. Đối với CBYT cần phải biết thêm được các tai biến của CNTC muộn và hậu quả CNTC.

2.12.2.2 Tăng cường yếu tố cho phép

- Khuyến khích, động viên phụ nữ có thai đi khám thai sớm, ngay trong tháng đầu, khi có dấu hiệu tắt kinh. Cán bộ y tế cần phải nắm rõ nguyên tắc xử trí khi phụ nữ có thai có dấu hiệu bất thường.

49

Hình 2.2: PRECEDE-PROCEED VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM CNTC Ở ĐẠI TỪ

TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHẨN ĐOÁN SỚM CNTC

Truyền thông trên loa đài Tư vấn cho phụ nữ có thai Phát tờ rơi về CNTC Chăm sóc trước sinh sớm - Kiến thức về thời điểm khám thai sớm/ địa điểm, dấu hiệu nguy hiểm khi có thai - Mức độ nguy hiểm của CNTC - Kiến thức về dấu hiệu của CNTC/ đối tượng nguy cơ mắc CNTC Cán b y tế - Sự cần thiết phải đi khám thai sớm - Kiến thức về dấu hiệu nguy hiểm khi có thai - Mức độ nguy hiểm của CNTC - Kiến thức về CNTC/ thời điểm CNTC/ yếu tố nguy cơ CNTC Yếu t cho phép Ph n có chng Thực hành khám thai: dịch vụ/ XN/ tư vấn Chấp nhận dịch vụ: thử thai nhanh, siêu âm Xử trí khi có dấu hiệu nguy hiểm khi có thai hoặc có dấu hiệu CNTC Sự cần thiết phải đi khám thai sớm Cán b y tế Xử trí khi có dấu hiệu nguy hiểm Xử trí CNTC Yếu t tăng cường Ph n có chng - Được tư vấn đề dấu hiệu nguy hiểm, triệu chứng CNTC khi đi khám thai

- Được giới thiệu làm xét nghiệm (thử thai nhanh, siêu âm v.v.v) - Thông tin về CNTC Cán b y tế - Cung cấp dịch vụ chẩn đoán sớm CNTC (tư vấn, XN) tại cơ sở - Thông tin về CNTC Đặc điểm cá nhân - Tuổi - Học vấn - Nghề v.v.v Yếu t môi trường Cơ sở vật chất Nguồn lực của các cơ sở y tế: Siêu âm, xét nghiệm, cán bộ y tế. Hành vi Phát hiện có thai sớm Khám thai sớm QHTD an toàn Hút thuốc lá Vấn đề sức khỏe Chẩn đoán sớm CNTC - Hạn chế vỡ CNTC - Hạn chế tử vong mẹ do CNTC -Hiệu quả điều trị CNTC cao

50

2.12.2.3 Tăng cường yếu tố tăng cường

- CBYT cần tư vấn cho người phụ nữ đến khám thai về các dấu hiệu bất thường khi có thai, lưu ý về CNTC (dấu hiệu chẩn đoán) và khuyến nghị các xét nghiệm (thử thai nhanh và siêu âm với đầu dò âm đạo). Khám, phát hiện và xử trí sớm CNTC sẽ làm tăng khả năng bảo toàn vòi trứng cũng như khả năng sinh đẻ của người phụ nữ bằng các biện pháp như mổ nội soi và điều trị nội khoa.

- Tăng cường tư vấn về phòng CNTC, biện pháp tốt nhất để phòng CNTC là phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục/ viêm nhiễm sinh sản và sử

dụng các biện pháp tránh thai để không phải đi nạo phá thai.

- Tăng cường nguồn thông tin về CNTC: Cung cấp các kênh truyền thông về CNTC, các tài liệu về CNTC cho các đối tượng đích.

Với những nội dung kể trên các hoạt động can thiệp chính đã được thực hiện là:

1) Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế (từ tuyến huyện đến y tế thôn bản) liên quan đến khám thai sớm và chẩn đoán sớm CNTC

2) Truyền thông nhóm, tư vấn cá nhân v.v.v về các nội dung liên quan đến khám thai sớm và chẩn đoán sớm CNTC tại hộ gia đình và tại cơ sở y tế, bệnh viện huyện Đại Từ với sự tham gia của cán bộ y tế xã, huyện, sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

3) Theo dõi giám sát việc triển khai chương trình can thiệp tại cộng đồng.

2.12.3 Các hoạt động can thiệp đã thực hiện

2.12.3.1 Báo cáo kết quảđánh giá ban đầu

NCS cùng nhóm nghiên cứu đã tổ chức buổi báo cáo và thảo luận kết quả đánh giá ban đầu với cán bộ ở cơ sở (Bệnh viện huyện Đại Từ, Trung tâm y tế dự

phòng Đại Từ, phòng y tếĐại Từ, cán bộ y tế trạm y tế xã phụ trách chương trình, y tế thôn bản). Trên cơ sở thảo luận kết quả đánh giá và định hướng can thiệp do nhóm đề xuất, nhóm đã có sự thống nhất chương trình can thiệp với địa phương.

2.12.3.2 Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế

Tổ chức lớp tập huấn liên quan đến khám thai sớm và chẩn đoán sớm CNTC cho các cán bộ y tế (từ tuyến huyện đến y tế thôn bản). Giảng viên lớp tập huấn là

giảng viên bộ môn Sản trường Cao đẳng y tế Hà Nội. Nội dung tập huấn được giảng viên cùng NCS thảo luận và xây dựng cho các nhóm đối tượng khác nhau.

Tập huấn cho bác sỹ sản: Thời gian tập huấn 01 ngày, nội dung cập nhật các thông tin mới về tình hình CNTC bao gồm khái niệm, các dạng CNTC, kiến thức về

sự cần thiết đi khám thai sớm, các dấu hiệu nguy hiểm khi có thai nói chung và trong giai đoạn mới có thai nói riêng, mức độ nguy hiểm. Ngoài ra, các kiến thức về

thành tựu y học mới trong chẩn đoán bao gồm chẩn đoán lâm sàng, các xét nghiệm hỗ trợ trong đó có siêu âm và siêu âm đầu dò âm đạo; cách xử trí CNTC nếu được phát hiện sớm bằng phương pháp ngoại khoa/nội khoa phù hợp cho tuyến huyện.

Đã có 02 lớp tập huấn được tổ chức tại Đại Từ trong 2 năm can thiệp.

Tập huấn cho nữ hộ sinh (NHS) tại bệnh viện: Thời gian tập huấn 01 ngày, nội dung tập huấn về các thông tin CNTC bao gồm định nghĩa, tình hình CNTC tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nữ hộ sinh cũng được tập huấn về tư vấn khám thai sớm/ tư

vấn dấu hiệu nguy hiểm/ xử trí và thử thai nhanh. Nữ hộ sinh cũng được cung cấp các thông tin về ưu điểm phát hiện sớm CNTC. Đã có 01 lớp tập huấn cho NHS

được tổ chức tại Đại Từ.

Tập huấn cho trưởng trạm y tế xã và NHS tại trạm y tế 6 xã: Thời gian tập huấn 1 ngày, nội dung tập huấn về các thông tin CNTC bao gồm định nghĩa, tình hình CNTC tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cán bộ y tế tuyến xã cũng được tập huấn về

tư vấn khám thai sớm/ tư vấn dấu hiệu nguy hiểm/ xử trí và thử thai nhanh/ ưu điểm của phát hiện sớm CNTC. Cán bộ y tế của trạm cũng được phát tờ rơi CNTC và

được hướng dẫn cách tư vấn cho khách hàng cũng như cách điền thông tin vào sổ

theo dõi khách hàng tới tư vấn CNTC tại trạm. Đã có 02 lớp tập huấn cho CBYT xã

được tổ chức trong 2 năm can thiệp.

Tập huấn cho y tế thôn: Thời gian tập huấn 01 ngày, Y tế thôn bản được tập huấn với tài liệu tương đối đơn giản, kết hợp tờ rơi tranh lật về làm mẹ an toàn. Nội dung tập huấn chủ yếu về sự cần thiết của khám thai sớm; tư vấn phát hiện dấu hiệu nguy hiểm/ sự cần thiết phải thử thai nhanh hoặc siêu âm khi cần/ưu điểm của phát hiện sớm CNTC. Đã có 03 lớp tập huấn cho CBYT thôn bản được tổ chức trong 2 năm can thiệp.

52

Tập huấn cho nhóm giám sát viên và điều tra viên của nghiên cứu về kỹ năng tư vấn CNTC: Các điều tra viên (cán bộ trung tâm Y tế dự phòng Đại Từ) gồm có 10 người, nhóm giám sát của ĐHYDTN là 03 người. Tất cả cán bộ trên được tập huấn về các nội dung về thực trạng CNTC tại Việt Nam, tập huấn về nội dung chi tiết của tờ rơi CNTC và hướng dẫn phụ nữ cách tư vấn đi khám thai sớm khi gặp phải dấu hiệu nguy hiểm, sự cần thiết đi thử thai nhanh và siêu âm cũng như các ưu

điểm của chẩn đoán CNTC. Nhóm giám sát viên được tập huấn thêm 1 ngày về nội dung chi tiết tờ rơi và các tình huống hỏi đáp dưới cộng đồng để có khả năng tập huấn cho điều tra viên mới nếu có sự thay đổi.

Nhóm cán bộ y tế xã và y tế thôn bản ở 6 xã đóng vai trò hướng dẫn cộng

đồng nghe loa đài về chương trình CNTC và thông báo thời điểm các cuộc họp tuyên truyền thông tin sức khỏe cho phụ nữ (nếu có), đây là nhóm có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin tại cộng đồng. Tất cả các phụ nữ trong độ tuổi sinh

đẻ thuộc địa bàn 6 xã can thiệp của Đại Từ được phát tờ rơi 2 đợt trong suốt quá trình can thiệp.

Tập huấn cho cán bộ trung tâm y tế dự phòng huyện, khoa sức khỏe sinh sản: Thời gian tập huấn 01 ngày với các nội dung về phòng CNTC và tăng cường khám thai sớm, chẩn đoán sớm CNTC cũng như kỹ năng giám sát hoạt động của trạm y tế xã dưới cộng đồng. Chương trình tập huấn 1 ngày lồng ghép chung với hoạt động tập huấn cho cán bộ y tế bệnh viện huyện. Kỹ năng giám sát cũng như

hướng dẫn chi tiết về bảng kiểm giám sát tại cộng đồng được tập huấn riêng 1 ngày cùng với các cán bộ giám sát thuộc trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

Sau các chương trình tập huấn trên, cán bộ y tếđều được phát các tài liệu có các nội dung đã được tập huấn kèm theo tờ rơi về CNTC do NCS cùng nhóm nghiên cứu thiết kế. Ngoài ra, NCS cũng cung cấp bộ tranh lật Làm mẹ an toàn về

các dấu hiệu nguy hiểm trong khi mang thai cho đến thời kì sau sinh nhằm kết hợp kiến thức và kỹ năng tập huấn vào công việc hàng ngày của mình bao gồm tư vấn cho PNCC khám thai sớm, tư vấn về dấu hiệu và cách xử trí khi có dấu hiệu nguy hiểm, thử thai nhanh/siêu âm khi cần, đặc biệt chú ý tư vấn về CNTC (dấu hiệu nguy hiểm, chẩn đoán sớm và xử trí chuyến tuyến hoặc điều trị sớm).

Tập huấn cho sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên: Trong các hoạt động can thiệp, có những hoạt động có sự tham gia của sinh viên trường

ĐHYDTN đi thực tập cộng đồng tại các xã can thiệp của Đại Từ. Vì vậy nhóm đã tổ

chức 01 ngày tập huấn về nội dung chính của nghiên cứu, các kiến thức về CNTC (thực trạng, yếu tố nguy cơ, sự nguy hiểm, cách phòng CNTC, phát hiện sớm CNTC v.v.v) cho sinh viên. Sinh viên cũng là những người hỗ trợ phát tờ rơi, tư vấn v.v.v nên sinh viên cũng đã được tập huấn các nội dung của tờ rơi, nội dung của tập tranh lật Làm mẹ an toàn cũng như củng cố kỹ năng tư vấn cá nhân và truyền thông nhóm. Các nội dung tập huấn được thực hiện tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên trong giai đoạn sinh viên chuẩn bịđi thực tập cộng đồng.

2.12.3.3 Các hoạt động truyền thông liên quan đến tăng cường khả năng chẩn

đoán sớm chửa ngoài tử cung Truyền thông tại hộ gia đình

- Các cán bộ y tế, y tế thôn bản và sinh viên đã đến từng hộ gia đình 1 lần/1 năm trên địa bàn 6 xã can thiệp phát tờ rơi và tư vấn về tăng cường khám thai sớm/chẩn đoán sớm CNTC.

- Trong thời gian triển khai can thiệp các hộ gia đình có phụ nữ trong độ

tuổi sinh đẻ đều được nhận tờ rơi từ 1-2 lần. Tổng số 10.000 tờ rơi đã được in và phát cho cộng đồng 6 xã trong 2 năm can thiệp.

Truyền thông bằng loa đài của xã, huyện

Hệ thống loa truyền thanh của huyện và của 6 xã thị trấn trên địa bàn can thiệp cũng được sử dụng trong truyền thông can thiệp tại cộng đồng. Nội dung phát thanh do Giảng viên của trường cao đẳng Y Hà Nội và nhóm nghiên cứu soạn thảo, phát thanh viên do bộ phận truyền thông của huyện thực hiện. Thời gian bài phát thanh là 10 phút, thời gian phát thanh là 6:30. Có tổng số 04 đợt truyền thông trên loa đài đã được thực hiện trong khoảng thời gian can thiệp, mỗi đợt kéo dài 1 tuần

Một phần của tài liệu Đánh giá chương trình can thiệp thay đổi hành vi nhằm tăng khả năng chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên năm 2008 và 2011 (toàn văn + tóm tắt) (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)