PHẦN BỐN: TÌM HIỂU VỀ HẠT ĐẬU NÀNH 4.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẬU NÀNH

Một phần của tài liệu báo cáo các loại hạt (Trang 51 - 52)

4.1 TỔNG QUAN VỀ ĐẬU NÀNH

4.1.1 Nguồn gốc của đậu nành

Đậu nành (đậu tương) tên khoa học là Glycine Soia Siebold et Zucc có nguồn gốc ở vùng Mãn Châu (Trung Quốc) xuất phát từ một loại đậu nành dại, thân mãnh, dạng dây leo, tên khoa học là Zucc. Từ Trung Quốc đậu nành lan truyền dần ra khắp thế giới, vào khoảng 200 năm trước công nguyên, đậu nành được đưa vào Triều Tiên và sau đó phát triển sang Nhật.

Mặc dù đậu nành được biết đến từ rất lâu đời, nhưng sau đại chiến thế giới thứ II, đậu nành mới thực sự phát triển ở Mỹ, Brazil, Canada..., và cũng từ đó việc dùng đậu nành làm thực phẩm, trong chăn nuôi, trong công nghiệp, y tế... ngày càng mở rộng. Đậu nành du nhập vào Hoa Kỳ năm 1804. Hiện nay các quốc gia dọc theo sông Missisipi (Bắc Mỹ) có sản lượng về đậu nành rất cao trên thế giới. Hoa Kỳ là quốc gia sản xuất đậu nành lớn nhất, rồi đến Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ. Nước ta nằm sát Trung Quốc, có quan hệ giao lưu nhiều mặt từ lâu đời, nên có nhiều khã năng biết đến cây đâu nành từ rất sớm

4.1.2 Đặc điểm thực vật học của cây đậu nành

Rễ: đậu nành là cây hai lá mầm có rễ cọc, rễ tập trung ở tầng đất mặt 30 – 40 cm,độ ăn lan khoảng 20 – 40 cm. Trên rễ có các nốt sần cố định đạm do vi khuẩn cộng sinh Rhizobium japonicum. Quan hệ giữa vi sinh vật nốt sần với cây đậu tương là mối quan hệ cộng sinh: cây cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn hoạt động, ngược lại vi khuẩn lại tổng hợp nitơ tự do của không khí chuyển sang dạng đạm hữu cơ cây có thể sử dụng được.

Thân: đậu nành có màu xanh hoặc tím ít phân cành, có từ 14 -15 lóng, chiều cao cây trung bình từ 0,5 – 1,2 m.

Lá: gồm có các dạng lá theo từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây: lá mầm,lá đơn và lá kép có 3 lá chét.

Hoa: Hoa đậu nành thuộc hoa cánh bướm, mọc thành chùm trung bình mỗi chùm có từ 7 – 8 hoa, hoa có màu tím hoặc trắng.

Trái: Thuộc loại quả nang tự khai, mỗi trái trung bình có từ 2 – 3 hạt, có khi có 4 hạt.

Hạt: hạt có hình tròn, bầu dục, tròn dẹp; màu vàng, vàng xanh, nâu đen. Trọng lượng hạt P100 hạt 7 – 25g.

.

4.1.3 Phân loại đậu nành

Đậu nành có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40 thuộc họ Fabaceae, họ phụ

Leguminosae.Vấn đề phân loại đậu tương cho đến nay chưa được thống nhất. Các nghiên cứu gần đây nhất đã đưa ra sự phân loại được nhiều người công nhận là của tác giả:R.C. Palmer, T.Hymowitz và R.L.Nelson (1996). Theo các tác giả này chi GlycineWilld là hợp lại từ 2 chi phụ:Glycine và Soja (Moench) F.J. Herm.

• Chi phụ Glycine

Được tìm thấy ở Australia, các đảo phía nam Thái Bình Dương, Philippin, Đài Loan và Đông Nam Trung Quốc. Các loài này không có trong nền nông nghiệp thâm canh, trừ loài Glycine Canescens F.J. Herm có giá trị trồng làm cỏ khô, dự trữ thức ăn cho gia súc. Tất cả các loài trong chi phụ này có các bộ gen có thể là nhị bội, tứ bội và có các dạng lệnh bội (40; 80; 38; 78). Lai giữa các loài trong chi phụ này rất khó khăn, ít có kết quả. Bằng cách sử dụng nuôi cấy In vitro ở giai đoạn tiền phôi, có thể thu được một số quả chín khi lai giữa các loài nhị bội của chi phụ này với loài Glycine max.

• Chi phụ Soja (Moench) F.J. Herm

Chi phụ Soja bao gồm loài G.Soja Sieb và Zucc và loài G.max là loài đậu tương trồng, có ý nghĩa kinh tế và quan trọng nhất. Khi lai trong loài G.max có thể thu được kết quả trong các tổ hợp lai. Loài G.max là loại cây thân thảo hàng năm,chưa bao giờ tìm thấy trong trạng thái hoang dại, được gieo trồng ở nhiều nước trên thế giới. Loài G. Soja Sieb và Zucc cũng thuộc loại cây thân thảo hàng năm, dạng cây bò leo với các lá kép có 3 thuỳ nhỏ và hẹp. Hoa tím, hạt nhỏ, cứng tròn có màu đen,nâu tối. Mọc hoang dại ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, Liên Xô (cũ),Triều Tiên, Nhật Bản.

Cả 2 loài G. max và G. Soja và Zucc đều có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 40. 4.1.4 Tính chất và thành phần của đậu nành.

Một phần của tài liệu báo cáo các loại hạt (Trang 51 - 52)