Đặc điểm sinh lí của đậu xanh

Một phần của tài liệu báo cáo các loại hạt (Trang 34 - 35)

f) Đặc điểm của hạt

3.1.3 Đặc điểm sinh lí của đậu xanh

Đậu xanh thuộc loại cây thảo mọc đứng. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt.

Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek] là một trong ba cây đậu đỗ chính trong nhóm các cây đậu ăn hạt, đứng sau đậu tương và lạc. . Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông trong chúa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Đậu xanh là cây đậu có kích thước hạt nhỏ (đường kính khoảng 2–2,5 mm)... Đậu xanh là loại cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng rất cao, và có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc do dó được dùng rất nhiều trong thực

phẩm. Đậu xanh chủ yếu được dùng làm bánh khọt, bánh cổ truyền hay một số sản phẩm thông dụng như giá đỗ, chè, xôi, bột đậu xanh, sữa đậu xanh. Trồng đậu xanh không những cung cấp nguồn thực phẩm giàu đạm, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của con người và vật nuôi, mà còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất do rễ của cây đậu xanh có các nốt sần chứa một số loài vi sinh vật cố định đạm sống cộng sinh.

Hạt không nội nhũ, phôi cong, hai lá mầm dày, lớn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hạt gồm vỏ hạt, rốn hạt 2 lá mầm và 1 mầm non. Mầm non là nơi thu nhỏ của mầm rễ, 2 lá đơn, thân chính và lá kép đầu tiên. Hạt có hình tròn, hình trụ, hình ô van, hình thoi... và có nhiều màu sắc khác nhau như: màu xanh mốc, xanh bóng, xanh nâu, vàng mốc, vàng bóng nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả. Ruột hạt màu vàng, xanh, xanh nhạt. Hình dạng hạt kết hợp với màu sắc và độ lớn của hạt là chỉ tiêu. Đậu xanh cũng chính là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Hình 3.2: Hạt đậu xanh

Một phần của tài liệu báo cáo các loại hạt (Trang 34 - 35)