NST rất nhiều nên một NST phải mang nhiều gen, tạo thành nhóm gen liên kết . Trong chọn giống người ta có thể chọn những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau để tạo ra giống có nhiều ưu điểm.
3/kiểm tra đánh giá và Hướng dẫn học bài ở nhà
1. Khi nào thì các gen di truyền liên kết? Khi nào các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do? (Các gen cùng nằm trên 1 NST thì di truyền liên kết. mỗi gen nằm trên 1 NST thì phân li độc lập).
=> Di truyền liên kết gen không bác bỏ mà bổ sung cho quy luật phân li độc lập. - Học bài và trả lời câu hỏi 2,3,4 SGK.
- Làm bài tập 3, 4 vào vở bài tập. - Học bài theo nội dung SGK.
TUẦN 7 Ngày soạn: Tiết 14
THỰC HÀNH
QUAN SÁT HÌNH THÁI NHIỄM SĂC THỂI/ MỤC TIÊU: I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:
- Học sinh nhận biết dạng NST ở các kì.
- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
2/kỹ năng:- Rèn kĩ năng vẽ hình. II/CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Kính hiển vi 04 cái cho 04 nhóm. - Bộ tiêu bản NST.
III/TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra câu hỏi 1,2.
- Gọi HS lên làm bài tập 3, 4.
3. Bài mới
VB: ? Trình bày những biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào? Trong tiết hôm nay, các em sẽ tiến hành nhận dạng hình thái NST ở các kì qua tiêu bản.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. GV nêu yêu cầu của buổi thực hành.
2. GV hướng dẫn HS cách sử dụng kính hiển vi:
+ Lấy ánh sáng: mở tụ quan, quay vật kính nhỏ vào vị trí làm việc, mắt trái nhìn vào thị kính, dùng 2 tay quay gương hướng ánh sáng khi nào có vòng sáng đều, viền xanh là được. + Đặt mẫu trên kính, đầu nghiêng nhìn vào vật kính, vặn ốc sơ cấp cho kính xuống dần tiêu bản khoảng 0,5 mm. Nhìn vào thị kính vặn ốc sơ cấp cho vật kính từ từ lên đến khi ảnh xuất hiện. Vặn ốc vi cấp cho ảnh rõ nết. Khi cần quan sát ở vật kính lớn hơn chỉ cần quay trực tiếp đĩa mang vật kính vào vị trí làm việc.
+ Trong tiêu bản có các tế bào đang ở thời kì khác nhau. Cần nhận dạng NST ở các kì trên tiêu bản.
3. Yêu cầu HS vẽ lại hình khi quan
sát được, giữ ý thức kỉ luật (không nói to).
4. GV chia nhóm, phát dụng cụ thực hành: mỗi nhóm 1 kính hiển vi và một hộp tiêu bản.
5. Yêu cầu các nhóm cử nhóm trưởng nhận và bàn giao dụng cụ.
Lưu ý HS:
- GV theo dõi, trợ giúp, đánh giá kĩ năng sử dụng kính hiển vi tránh vặn điều chỉnh kính không cẩn thận dễ làm vỡ tiêu bản.
- Có thể chọn ra mẫu tiêu bản quan sát rõ nhất của các nhóm HS tìm được để cả lớp đều quan sát.
NST ở các kì.
- Các nhóm nhận dụng cụ.
- HS tiến hành thao tác kính hiển vi và quan sát tiêu bản theo từng nhóm.
- Vẽ các hình quan sát được vào vở thực hành.
4. Nhận xét - đánh giá
- Các nhóm tự nhận xét về thao tác sử dụng kính, kết quả quan sát của mình. - GV đánh giá chung về ý thức và kết quả của các nhóm.
TUẦN 8 Ngày soạn: TIẾT 15
CHƯƠNG III – ADN VÀ GEN
ADNI/ MỤC TIÊU: I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:
- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick. 2kĩ năng Phát triển quan sát và phân tích kênh hình.
II/CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Tranh phóng to hình 15 SGK. - Mô hình phân tử ADN.
III/TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Bài mới 1.Bài mới
VB: Yêu cầu HS nhắc lại cấu trúc hoá học và chức năng của NST.
GV: ADN không chỉ là thành phần quan trọng của NST mà còn liên quan mật thiết với bản chất hoá học của gen. Vì vậy nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.
Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo hoá học của ADN?
- Vì sao nói ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
- Yêu cầu HS trả lời:
Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? - GV nhấn mạnh: cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại nuclêôtit khác nhau là yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù.
- HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu được câu trả lời, rút ra kết luận.