2007).
Lao động là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình dộ năng lực của người lao động và việc sử dụng hợp lý đội ngũ lao động là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm. Do đó, cần phải tổ chức tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động sao cho hợp lý để hoạt động có hiệu quả.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của khách sạn Hoàng Cung như sau: tình hình lao động của khách sạn Hoàng Cung tăng lên, cụ thể là: năm 2006 là 280 lao động sang năm 2007 là 286 lao động. Như vậy năm 2007 tăng 6 lao động tương ứng 2,14% so với năm 2006
Về giới tính: tình hình phân bổ số lao động nam và nữ thì gần tưong đương nhau, lao động nữ chiếm nhiều hơn so với lao động nam nhưng không chênh lệch là mấy. Năm 2006 lao động nam chiếm 49,29%; lao động nữ chiếm
50,71%. Năm 2007 lao động nam chiếm 49,30% lao động, lao động nữ chiếm 50,70% lao động. Nguyên nhân chính là do những lao động nam có sưc khoẻ, có sức chịu đựng thì được bố trí vào công việc như mang vác hành lý cho khách, bảo vệ, bảo trì …, còn lao động nữ thì được bố trí vào các công việc nhẹ nhàng, duyên dáng như lễ tân, phục vụ bàn…
Về tính chất lao động: do đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn nên phần lớn lao động trong khách sạn là lao động trực tiếp, còn một phần rất nhỏ là lao động gián tiếp. Năm 2006 lao động trực tiếp chiếm 76,79%; năm 2007 lao động trực tiếp chiếm 76,57%. Lao động trực tiếp là lao động ở các bộ phận lễ tân, bếp, buồng, bảo vệ…còn lao động gián tiếp là lao động ở các bộ phận hành chính và quản lý.
Về trình độ chuyên môn: nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được rằng trình độ đại học của khách sạn Hoàng Cung đã tăng lên, năm 2006 chiếm 90,36%; năm 2007 chiếm 90,56% và phần lớn lao động có trình độ đại hoc thì tập trung ở các bộ phận hành chính và kế toán. Trình độ trung cấp năm 2006 chiếm 9,64%; năm 2007 chiếm 9,44%, lao động có trình độ trung cấp thì được phân bổ làm việc ở các bộ phận như giặt là, buồng. Còn lao động phổ thông
Trình độ ngoại ngữ: hầu hết các nhân viên trong khách sạn đều biết ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh. Bên cạnh đó còn có tiếng Pháp và tiếng Nhật. Trình độ tiếng Anh năm 2006 là 174 lao động chiếm 62,14%. Sang năm 2007 trình độ tiếng Anh vẫn không tăng nhưng tiếng Pháp và tiếng Nhật thì có tăng nhưng không đáng kể do khách quốc tế đến khách sạn ngày càng nhiều. Trình độ tiếng Pháp năm 2006 là 27 lao động chiếm 9,65%, năm 2007 là 29 lao động chiếm 60,84%. Trình độ tiếng Nhật năm 2006 là 79 lao động chiếm 28,21%, năm 2007 là 83 lao động chiếm 29,03%. Đa số các nhân viên này thì thường làm ở bộ phân quan hệ khách hàng, cashier, kế toán.
trìNhư vậy qua phân tích trên với tiêu chuẩn là khách sạn 5 sao với 192 phòng thì đòi hỏi Ban Giám Đốc phải cơ cấu số lượng lao động phải hợp lý. Ta thấy đội ngũ lao động của Khách sạn Hoàng Cung tương đối ổn định.
( Nguồn: Báo cáo tình hình lao động- phòng nhân sự)
Bảng 3: Tình hình lao động của Khách sạn qua 2 năm (2006 – 2007)