Thay đổi tế bào máu ngoại vi và đông cầm máu sau đẻ thường

Một phần của tài liệu nghiên cứu thay đổi một số xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và đông máu ở sản phụ trong chuyển dạ và sau đẻ (Trang 63 - 64)

- Mức độ thiếu máu: theo phân loại thiếu máu ở phụ nữ có thai của

4.3Thay đổi tế bào máu ngoại vi và đông cầm máu sau đẻ thường

39 sản phụ đẻ thường được làm thêm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và đông máu ở thời điểm sau đẻ 2 giờ.

4.3.1 Một số chỉ số tế bào máu ngoại vi

- Số lượng bạch cầu: Kết quả ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy: SLBC tăng cao có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, 100% sản phụ có SLBC >10G/l.

Qua cuộc đẻ thường, sản phụ phải gắng sức nhiều, bị đau đớn, bị tổn thương mạch máu, đây là những yếu tố tác động làm cho bạch cầu tăng.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phụ hợp với Y văn: SLBC tăng suốt trong quá trình mang thai cho đến hậu sản [2], [24]

- Nồng độ HST và Hct: nồng độ HST thấp hơn có nghĩa thống kê so với nhóm chứng, vẫn còn 7,7% sản phụ có thiếu máu. Hct không khác biệt so với nhóm chứng, không có sản phụ nào có Hct < 0,30 l/l (bảng 3.9 và 3.10)

So với nhóm chứng, HST sau đẻ tiếp tục thấp hơn, điều này dễ lý giải vì trước đẻ, HST của sản phụ đã thấp hơn nhóm chứng, qua cuộc đẻ, sản phụ bị mất một lượng máu. Riêng Hct thì khác, trước đẻ, Hct thấp hơn nhóm chứng, sau đẻ, Hct tuy thấp hơn nhưng không còn khác biệt nữa mặc dù có mất một lượng máu. Như vậy, sau đẻ, Hct đã tăng lên hơn chứng tỏ sản phụ đã đỡ giữ nước hơn so với khi còn mang thai.

4.3.2 Xét nghiệm đông cầm máu

Bảng 3.11 cho thấy: so với nhóm chứng: SLTC thấp hơn có ý nghĩa (p<0,01) nhưng vẫn trong giới hạn bình thường; PT% cao hơn nhưng chưa có

ý nghĩa thống kê; APTT và TT đều rút ngắn có ý nghĩa (p<0,05 và <0,001), Fibrinogen và D- Dimer đều cao hơn rất rõ (p <0,001).

Về tỷ lệ rối loạn đông cầm máu sau đẻ, bảng 3.12 cho thấy: rất ít (<5%) sản phụ có kết quả SLTC, PT%, APTTr, TTr và fibrinogen cao hoặc thấp hơn bình thường; D- Dimer tăng cao chiếm đa số sản phụ (37/38 = 97,5%).

Điều này chứng tỏ rằng ở sản phụ sau đẻ 2 giờ, vẫn có tình trạng tăng hoạt hóa đông máu và song song là hoạt động tiêu sợi huyết. Tăng đông để tạo cục đông cầm máu mao mạch tử cung. Tiêu sợi huyết đảm bảo máu không bị đông, lòng mạch thông thoáng. Tăng đông nhưng đa số sản phụ vẫn giữ nồng độ các yếu tố đông cầm máu trong giới hạn bình thường. Như vậy, tăng đông và tiêu sợi huyết vẫn giữ được cân bằng nên sản phụ không bị chảy máu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thay đổi một số xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và đông máu ở sản phụ trong chuyển dạ và sau đẻ (Trang 63 - 64)