* Lựa chọn, phân loại đối tượng nghiên cứu:
+ Hỏi tiền sử sản khoa.
+ Khám bệnh tổng quát và khám lâm sàng sản khoa. + Siêu âm sản khoa.
+ Xét nghiệm protein niệu.
+ Giải thích, tư vấn, thuyết phục bệnh nhân tham gia nghiên cứu
* Theo dõi biểu hiện lâm sàng chảy máu:
+ Ước lượng lượng máu mất trước, trong chuyển dạ, ngay sau đẻ, sau đẻ 2 giờ, 6 giờ, 24 giờ.
+ Theo dõi tinh thần, sắc mặt, mạch, co hồi tử cung sau đẻ mỗi 15 phút trong vòng 1 giờ đầu, mỗi 30 phút trong vòng 1 giờ tiếp theo, sau đó mỗi giờ một lần trong 4 giờ kế tiếp và sau đẻ 24 giờ.
+ Đo huyết áp sau đẻ 2 giờ hoặc khi mạch ≥ 90 lần/phút hoặc khi có biểu hiện sớm lâm sàng chảy máu (đau đầu, choáng váng, vã mồ hôi, chân tay lạnh).
* Lấy mẫu máu và thực hiện các xét nghiệm tế bào máu và đông máu theo các thời điểm như sau:
+ Nhóm sản phụ đẻ thường:
- Xét nghiệm khi chuyển dạ: tế bào máu ngoại vi và ĐMCB khi chuyển
dạ,trong đó 190 sản phụ được làm thêm xét nghiệm D- Dimer .
- Xét nghiệm sau đẻ 2 giờ: Chọn 39 sản phụ trong số 190 sản phụ nêu
trên làm XN tế bào máu ngoại vi, ĐMCB và D- Dimer sau đẻ 2 giờ
+ Nhóm sản phụ bệnh lý thai sản: XN tế bào máu ngoại vi, ĐMCB và D-
Dimer khi chuyển dạ và sau đẻ / thủ thuật lấy thai 2 giờ.
+ Sản phụ chảy máu sau đẻ: xét nghiệm thêm tế bào máu ngoại vi, ĐMCB
và D- Dimer tại thời điểm phát hiện chảy máu.