Các tiêu chuẩn chẩn đoán, đánh giá

Một phần của tài liệu nghiên cứu thay đổi một số xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và đông máu ở sản phụ trong chuyển dạ và sau đẻ (Trang 27 - 29)

2.2.2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán dấu hiệu chuyển dạ:

+ Xuất hiện các cơn co tử cung: có đau bụng (có thể đau tức, mỏi), đau tăng dần lên, tần số ít nhất 2 chu kỳ/10 phút.

+ Ra chất nhầy, nhựa chuối ở âm đạo.

+ Cổ tử cung mở từ 2 cm trở lên hoặc mở gần hết hoặc xóa hết.

2.2.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá tiên lượng đẻ thường.

- Có dấu hiệu chuyển dạ.

- Đủ tuổi thai: từ 37 – 42 tuần tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. - Tất cả các yếu tố về mẹ và thai bình thường.

2.2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá sản phụ đẻ thường:

- Là các sản phụ có tiên lượng đẻ thường.

- Thời gian chuyển dạ với con rạ từ 12-18 giờ, con so từ 18 – 24 giờ. - Đẻ đường dưới.

- Không bị chấn thương sinh dục trừ cắt tầng sinh môn.

- Kiểm tra bánh rau không sót rau, sót màng và không có cục máu sau bánh rau.

- Không có chảy máu khi chuyển dạ, trong và sau đẻ.

2.2.2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán sản phụ bệnh lý thai sản: a) Đối với thai chết lưu:

- Biểu hiện lâm sàng: sản phụ thấy bụng bé đi, không thấy to lên hoặc không thấy cử động thai.

- Siêu âm không thấy hoạt động của tim thai hoặc cử động của thai - Thời gian thai chết còn lưu lại >48 giờ [7]

b) Đối với rau tiền đạo [8], [11]:

- Giai đoạn sớm: dựa vào kết quả siêu âm thai định kỳ từ sau tuần thứ 14.

- Giai đoạn muộn: đã có chảy máu âm đạo. Khi máu chảy ít, dựa vào kết

quả siêu âm. Khám ngoài: ngôi cao. Khi chưa chuyển dạ: khám âm đạo qua túi cùng thấy dấu hiệu đệm rau. Khi chuyển dạ: sờ thấy bờ rau hoặc múi rau.

c) Đối với tiền sản giật:

- Huyết áp ≥140/90 mmHg

- Protein niệu dương tính trên que thử.

d) Đối với rau bong non

- Thể nhẹ: chảy máu trước đẻ, siêu âm có thể thấy khối máu tụ sau rau hoặc chẩn đoán hồi cứu sau đẻ có cục máu sau bánh rau

- Thể trung bình: Tử cung tăng trương lực, máu ra nhiều, thai còn sống - Thể nặng: Thai chết, có thể xuất hiện chảy máu (máu tụ chỗ chọc kim, đái máu .v.v... )

e) Đối với sót rau

Sau sổ rau có máu đỏ chảy ra, kiểm tra bánh rau thấy sót rau hoặc sót màng.

2.2.2.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán tai biến chảy máu sau đẻ:

- Lượng máu mất từ 500 ml trở lên trong vòng 24 giờ sau đẻ và có ảnh hưởng xấu đến toàn trạng của bệnh nhân [40], [38], [14].

- Căn cứ đánh giá lượng máu mất: ước lượng qua theo dõi sản phụ khi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đẻ, hỏi sản phụ và người nhà về mức độ thấm ướt và số lần thay băng vệ sinh.

- Biểu hiện lâm sàng chảy máu: Biểu hiện sớm: đau đầu, choáng váng,

vã mồ hôi, chân tay lạnh. Giai đoạn sau: tinh thần hoảng hốt, sắc mặt xanh tái, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.

- Thời điểm CMSĐ: bao gồm chảy máu khi chuyển dạ (khi rau thai đã sổ

ra ngoài hoặc có thể chảy sớm trước khi sổ rau, sau sổ thai [38], [43] và chảy máu sau đẻ (sau khi cả thai và rau ra) trong vòng 24 giờ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thay đổi một số xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và đông máu ở sản phụ trong chuyển dạ và sau đẻ (Trang 27 - 29)