Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP (Trang 49 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Mô hình nghiên cứu

Giả thuyết rằng văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP được tạo dựng bởi bốn nhân tố:

(1) Chủ trương của Lãnh đạo Trường ĐHDLHP; (2) Kế hoạch chiến lược của Trường ĐHDLHP; (3) Văn bản quản lý của Trường ĐHDLHP;

(4) Sự tham gia của cán bộ và giảng viên cơ hữu của Trường ĐHDLHP

47

Các nhân tố góp phần tạo dựng văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP được mô tả cụ thể như sau:

Nhân tố 1: Chủ trương của lãnh đạo Trường ĐHDLHP

Chủ trương của lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã được đưa ra từ những ngày đầu thành lập trường thông qua khẩu hiệu hành động, sứ mạng và được thực hiện xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triển nhà trường, cụ thể như sau:

(1) Khẩu hiệu hành động: Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường. Khẩu hiệu hành động này đã được Lãnh đạo Trường ĐHDLHP đề ra ngay từ ngày đầu trường thành lập (tháng 9/1997) và được Trường thực hiện xuyên suốt đến nay.

(2) Sứ mạng của Trường ĐHDLHP: Coi trọng sự năng động và sáng tạo, kiến thức và trí tuệ, tính nhân văn và trách nhiệm với xã hội, ĐHDLHP luôn nỗ lực không ngừng nhằm cung cấp cơ hội học tập có chất lượng tốt nhất giúp sinh viên phát triển toàn diện trí lực, thể lực và nhân cách. Sinh viên tốt nghiệp của trường là người hiểu rõ bản thân, làm chủ và sử dụng sáng tạo kiến thức phục vụ cộng đồng và xã hội. Năm 2005, trong yêu cầu chung của giáo dục đại học Việt Nam và trên cơ sở thực tiễn của Trường, Lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã công bố sứ mạng của Trường. Từ đó, sứ mạng trở thành nền tảng, đích hướng tới cho tất cả hoạt động của trường.

Nhân tố 2: Kế hoạch chiến lược của Trường ĐHDLHP

Để thực hiện các chủ trương đã đề ra, lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã xây dựng kế hoạch chiến lược trong:

(1) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu bằng việc xây dựng, ban hành quy trình, tiêu chuẩn tuyển dụng; quy định về chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, giảng viên cơ hữu.

48

(2) Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất: xây dựng khu giảng đường, khu liên hợp thể dục thể thao - khách sạn sinh viên, xây dựng, liên kết, phát triển nguồn học liệu của thư viện và đầu tư mở rộng cơ sở vật chất của Trường.

Nhân tố 3: Văn bản quản lý của Trường ĐHDLHP

Để cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã xây dựng và ban hành các văn bản quản lý làm cơ sở cho việc điều hành hoạt động của nhà trường, bao gồm:

(1) Quy chế tổ chức và hoạt động (2) Nội quy lao động

(3) Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của các vị trí công tác

(4) Quy định khối lượng công tác của giảng viên (5) Quy định về phụ cấp giảng dạy

(6) Quy chế trả lương, thưởng và phụ cấp (7) Quy chế chi tiêu nội bộ

(8) Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu

Nhân tố 4: Sự tham gia của cán bộ và giảng viên cơ hữu Trường ĐHDLHP

Cán bộ và giảng viên, nhân viên cơ hữu góp phần tạo dựng và phát triển văn hóa chất lượng bằng việc thực hiện các nhiệm vụ theo vị trí công tác đảm nhận; đồng thời, cán bộ và giảng viên cơ hữu cũng là đối tượng được thụ hưởng các chế độ của nhà trường.

Như vậy, thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược, văn bản quản lý, lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường. Từ việc thực hiện kế hoạch chiến lược và văn bản quản lý

49

cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu đã duy trì và phát triển văn hóa chất lượng của Trường ĐHDLHP.

Một phần của tài liệu Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)