Bối cảnh Trường ĐHDLHP

Một phần của tài liệu Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP (Trang 42 - 49)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Bối cảnh Trường ĐHDLHP

Trường ĐHDLHP được thành lập vào ngày 24/9/1997 theo Quyết định số 297/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, thực hiện chủ trương xã hội hóa của Đảng, nhà nước, lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã huy động vốn đóng góp xây dựng trường từ tất cả cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu và các cá nhân tham gia sáng lập Trường.

Khi mới thành lập, Trường ĐHDLHP gần như không có gì thực sự là của mình. Nhà trường không cơ sở vật chất, không vốn, không đội ngũ giảng viên cơ hữu, không đội ngũ cán bộ quản lý.

Với tư cách là người sáng lập, Hiệu trưởng ĐHDLHP đã đề ra phương châm “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường”. Để thực hiện thành công phương châm này, lãnh đạo nhà trường đã tập trung nguồn lực để có đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất riêng của trường, đúng tầm của một trường đại học; thiết lập bộ máy quản lý gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả.

Trường ĐHDLHP chủ trương xây dựng cơ cấu quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, giảm thiểu cấp trung gian. Năm học đầu tiên, cơ cấu tổ chức của trường chỉ gồm Ban Giám hiệu và 02 phòng chức năng là Đào tạo và Hành chính - Tổng hợp. Những năm sau, khi số lượng cán bộ, giảng viên cơ hữu tăng lên,

40

các bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu dần được hình thành trên cơ sở các ngành đào tạo của trường; một số bộ phận khác cũng nhanh chóng được thành lập. Đến nay, cơ cấu tổ chức của Trường ĐHDLHP có 7 khoa, 2 bộ môn, 12 phòng, ban (chi tiết tại Phụ lục 9).

Để phát triển đội ngũ giảng viên, ĐHDLHP đã tổ chức các kỳ thi tuyển hàng năm nhằm lựa chọn được những cá nhân xuất sắc trong số những người dự tuyển. ĐHDLHP chủ trương lựa chọn các cán bộ, giảng viên trẻ và cho tiếp tục học các khóa đào tạo sau đại học nhằm tạo nguồn cán bộ, giảng viên lâu dài. Trường đã ban hành chính sách hỗ trợ về thời gian và tài chính cho các cán bộ, giảng viên học sau đại học. Ban đầu là những định hướng chúng; sau đó, ĐHDLHP đã chính thức ban hành các văn bản để cụ thể hóa chính sách này, cụ thể: năm 2003, ĐHDLHP ban hành Một số quy định tạm thời về chế độ đối với cán bộ - giảng viên đi học cao học, Hướng dẫn việc thanh toán đối với cán bộ, giáo viên đi học cao học (2006), Quy định về công tác quản lý và chế độ đối với người được cử đi đào tạo Tiến sĩ giai đoạn 2007 – 2017 (2007); đến năm 2011, để phù hợp với tình hình mới, Trường ĐHDLHP đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, giáo viên và nhân viên cơ hữu thay thế các quy định trước đây về chế độ bồi dưỡng cán bộ, giảng viên cơ hữu.

Từ năm 2007, Lãnh đạo ĐHDLHP đã định hướng để tiếp tục nâng cao trình độ của giảng viên, cán bộ quản lý khi trên 80% giảng viên đã có trình độ Thạc sĩ và đang học cao học, ĐHDLHP đã ban hành Quy định về công tác quản lý và chế độ đối với người được cử đi đào tạo Tiến sĩ giai đoạn 2007 – 2017 để thúc đẩy giảng viên, cán bộ quản lý đi làm nghiên cứu sinh, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhằm đạt mục tiêu đến năm 2017, Trường có 100 Tiến sĩ là cán bộ, giảng viên cơ hữu.

41

Để quy định chặt chẽ hơn về chế độ đối với cán bộ, giảng viên được cử đi học và thống nhất quy định chế độ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu trong một văn bản, ĐHDLHP đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, giáo viên và nhân viên cơ hữu vào năm tháng 7/2011.

Nhờ thực hiện tốt công tác tuyển chọn giảng viên và chính sách bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, chủ trương thu hút các nhà khoa học có học hàm – học vị cao đã nghỉ hưu nên từ 07 giảng viên, cán bộ, nhân viên cơ hữu trong những ngày đầu thành lập (năm 1997) đến tháng 12/2012, Trường ĐHDLHP đã có 341 cán bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu (trong đó có 254 giảng viên, cán bộ kiêm nhiệm giảng dạy) với 32 Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ (trong đó có 9 Tiến sĩ do nhà trường cử đi đào tạo), 158 Thạc sĩ, 24 nghiên cứu sinh và 42 học viên cao học.

Như vậy, bằng chủ trương, chính sách và các văn bản quản lý, Lãnh đạo ĐHDLHP đã tạo ra một “xã hội học tập” trong cán bộ, giảng viên, nhân viên.

Cùng với sự phát triển về số lượng cán bộ, giảng viên, nhân viên và cơ sở vật chất, một thách thức đặt ra với ĐHDLHP là làm thế nào bộ máy quản lý gọn nhẹ nhất và hoạt động có hiệu quả nhất.

Trong thời gian đầu hoạt động, nhà trường chưa cụ thể hóa các quy định của pháp luật mà hoàn toàn thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ trường đại học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học dân lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các văn bản khác của Nhà nước. Sau đó, để mỗi đơn vị trong trường, từng cán bộ, giảng viên, nhân viên hiểu rõ được chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mình, nhà trường đã chính thức ban hành Quy chế Tổ chức và Hoạt động vào năm 2006; Hướng dẫn thanh toán phụ cấp giảng dạy vào năm 2010; Quy định khối lượng công tác của giảng viên vào năm 2006 và đã được ban hành mới vào năm 2010; Nội quy

42

lao động, Thỏa ước lao động tập thể vào năm 2010; Quy chế trả lương, thưởng, phụ cấp, Quy chế chi tiêu nội bộ vào năm 2011,...

Sau khi tìm hiểu các hệ thống quản lý tiên tiến trên thế giới, nhận thấy rằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 phù hợp với một tổ chức khi tổ chức đó cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm (“sản phẩm” của trường chính là dịch vụ giáo dục đào tạo) đáp ứng yêu cầu của khách hàng (“khách hàng” của nhà trường là sinh viên, gia đình sinh viên, người sử dụng lao động) và tổ chức đó muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống này, ĐHDLHP quyết định tổ chức áp dụng vào công tác quản lý của Trường từ cuối năm 2002. Với sự nỗ lực, quyết tâm của lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên, bằng việc ban hành các quy trình, hướng dẫn cho các mặt hoạt động, trường đã áp dụng thành công và đã được Tuv Nord cấp chứng chỉ phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 vào tháng 12/2005 và tái chứng nhận, cấp chứng chỉ phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 vào tháng 12/2009.

Minh bạch hoá, công khai hoá các thủ tục có tính chất hành chính; quy trình hoá các hoạt động quản lý, tổ chức đào tạo; quyền hạn và trách nhiệm của mỗi đơn vị và mỗi cá nhân rõ ràng hơn; sinh viên được quan tâm, được đặt ở vị trí trung tâm trong các hoạt động của nhà trường và việc rà soát hoàn thiện liên tục các nội dung trên nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo là những gì ĐHDLHP đã đạt được sau khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.

Hoạt động lấy ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên đã được ĐHDLHP thực hiện từ năm 1997 – năm học đầu tiên khi trường thành lập, đây là một kênh thông tin nhằm giúp giảng viên tự điều chỉnh hoạt

43

động giảng dạy, giúp Lãnh đạo Trường nhận xét, đánh giá giảng viên. Trước khi bắt đầu thực hiện thăm dò ý kiến của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên, Lãnh đạo ĐHDLHP đã quán triệt trong cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, Trường đã gặp phải sự phản đối của giảng viên, đặc biệt là từ đội ngũ giảng viên thỉnh giảng vì cho rằng đây là việc cho sinh viên chấm điểm giáo viên. Trước tình hình đó, Lãnh đạo ĐHDLHP đã giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của việc thăm dò ý kiến sinh viên về công tác giảng dạy của giảng viên và vẫn kiên quyết chỉ đạo thực hiện. Thêm vào đó, kết quả đánh giá của mỗi giảng viên không công bố rộng rãi mà được Lãnh đạo Trường thông báo đến từng giảng viên. Với những giảng viên nhận được kết quả đánh giá không tốt của sinh viên, Hiệu trưởng trực tiếp trao đổi để tìm hiểu nguyên nhân và cùng tìm giải pháp để cải thiện tình hình giảng dạy của giảng viên. Đến nay, ĐHDLHP nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số giảng viên về công tác thăm dò ý kiến sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Được Trường giải thích chi tiết và với nhận thức của mình, sinh viên cũng nhận thấy những lợi ích mà công tác thăm dò ý kiến sinh viên về công tác giảng dạy của giảng viên mang đến và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Hoạt động đánh giá giảng viên thông qua ý kiến của sinh viên là một trong những hoạt động thiết thực và quan trọng đối với mỗi trường đại học. Hoạt động này góp phần giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, giúp giảng viên tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy.

Ngay từ khi thành lập, Lãnh đạo ĐHDLHP đã xác định phải có cơ sở vật chất riêng của mình. Do đó, bên cạnh việc phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu, ĐHDLHP đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Để có vốn xây dựng cơ sở vật chất, Lãnh đạo Trường đã huy động vốn xây dựng

44

trường ngay trong đội ngũ cán bộ, giảng viên. Mặt khác, khi ký hợp đồng xây dựng, ĐHDLHP đã có chiến lược huy động nguồn vốn của chính các nhà thầu. Đến nay, Trường ĐHDLHP đã có khu giảng đường gồm 01 toà nhà 6 tầng, 05 toà nhà 4 tầng, 01 trung tâm học liệu, 01 nhà hiệu bộ; khu liên hợp Thể dục thể thao - Khách sạn sinh viên gồm Khách sạn sinh viên, Nhà tập đa chức năng, Sân vận động, bể bơi và Nhà ăn sinh viên với số vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng trên diện tích 2ha. Đồng thời, ĐHDLHP đã trang bị projector, máy điều hòa nhiệt độ, camera cho tất cả các phòng học; trang bị tương đối đầy đủ hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành; đầu tư cho trung tâm thư viện. Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường nơi đầu tiên của thành phố Hải Phòng áp dụng phần mềm quản lý thư viện Libol và thư viện số Dspace, cơ sở dữ liệu Proquest, để đáp ứng kịp thời về khả năng tìm kiếm, sử dụng thông tin ngày càng cao của bạn đọc. Tháng 4/2009, ĐHDLHP đã khai trương Thư viện điện tử - một trong năm thư viện điện tử đầu tiên trong cả nước.

Thực hiện chủ trương của nhà nước về việc di chuyển các cơ sở giáo dục đại học ra khỏi nội thành, nhà trường đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở 2 tại xã Minh Tân – huyện Kiến Thụy – Hải Phòng với diện tích hơn 12ha sau khi ĐHDLHP đền bù giải phóng mặt bằng. Hiện nay, ĐHDLHP đang huy động các nguồn vốn, tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Như vậy, chủ trương xây dựng cơ sở vật chất của riêng ĐHDLHP đã giúp cho cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên được làm việc, giảng dạy, học tập trong cơ sở khang trang, tương đối hiện đại, không phải rơi vào tình trạng trường thuê không ổn định.

Bằng những hoạt động nêu trên, lãnh đạo và toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên ĐHDLHP đã xây dựng và góp phần phát triển văn hóa chất lượng trong Trường, hướng đến thực hiện thành công sứ mạng của Trường: “Coi

45

trọng sự năng động và sáng tạo, kiến thức và trí tuệ, tính nhân văn và trách nhiệm với xã hội, ĐHDLHP luôn nỗ lực không ngừng nhằm cung cấp cơ hội học tập có chất lượng tốt nhất giúp sinh viên phát triển toàn diện trí lực, thể lực và nhân cách. Sinh viên tốt nghiệp của trường là người hiểu rõ bản thân, làm chủ và sử dụng sáng tạo kiến thức phục vụ cộng đồng và xã hội”.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm văn hóa chất lượng do Hiệp hội các trường đại học châu Âu đưa ra: Văn hóa chất lượng đề cập đến văn hóa của tổ chức mà nó hướng đến việc đề cao chất lượng một cách bền vững. Văn hóa chất lượng được đặc trưng bởi hai thành tố [European University Association, 2006, tr.20]: thành tố văn hóa và thành tố quản lý.

Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của Woods trong việc nghiên cứu các giá trị của văn hóa chất lượng [Woods, 1996].

Đồng thời, tác giả cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của Ahmed trong nghiên cứu về văn hóa chất lượng: Văn hóa chất lượng là một hệ thống các giá trị của tổ chức để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thiết lập và liên tục cải tiến chất lượng [Ahmed, 2008].

Như vậy, xây dựng văn hóa chất lượng thực chất là thiết lập hệ thống môi trường cho các hoạt động có chất lượng và không ngừng cải tiến chất lượng của tổ chức. Trong môi trường giáo dục đại học, văn hóa chất lượng (với hai thành tố: văn hóa và quản lý) đề cập đến văn hóa của trường đại học mà hướng đến việc đề cao chất lượng một cách bền vững và trường đại học là một thực thể thống nhất từ ban giám hiệu, cán bộ quản lý đến giảng viên và nhân viên vì mục tiêu phát triển, thực hiện thành công sứ mạng của nhà trường, trong đó, điều kiện tiên quyết là sự cởi mở, đối thoại chân thành.

46

1. Các chủ trương, kế hoạch chiến lược của lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường như thế nào?

2. Cán bộ và giảng viên cơ hữu của Trường ĐHDLHP đã góp phần tạo dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường như thế nào?

Từ hai câu hỏi nghiên cứu nêu trên, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu dưới dạng mô hình hóa như trong Hình 2.1 và được mô tả cụ thể trong Mục 2.2.2 sau đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)