7. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.6. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua phân tích thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm nhân khẩu nhƣ giới tính, dân tộc, số con trong gia đình, vị trí con thứ trong gia đình, nghề bố, nghề mẹ, trình độ học vấn của bố, tình độ học vấn của mẹ và kết quả học tập (học lực) đã mô tả và tóm tắt về mẫu nghiên cứu ở luận này. Đồng thời, việc đánh giá tần suất và một thông số định tâm cho thấy số lƣợng hợp lệ, missing, mean, minium, maxmiun…của dữ liệu nghiên cứu.
Phân tích ANOVA cho thấy sự khác biệt trong đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến KQHT của học sinh.
Phân tích hồi quy chứng minh đƣợc một số yếu tố thuộc về cá nhân, gia đình, nhà trƣờng có tác động đến kết quả học tập của học sinh. Việc phân tích hồi quy tổng và phân tích riêng các mô hình hồi quy nhỏ theo các nhóm yếu tố có thể giúp giải thích và dự đoán tốt hơn tác động của các yếu tố đến KQHT.
KẾT LUẬN
Sau khi xây dựng mô hình lý thuyết, nghiên cứu đã thiết kế và đánh giá thang đo các yếu tố tác động đến KQHT của HS bằng phần mềm SPSS và mô hình Rasch ở cả giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn nghiên cứu chính thức. Kết quả là thang đo có độ tin cậy khá cao để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.
Kết quả phân tích yếu tố khám phá (EFA) trích thành 15 yếu tố, sau khi loại các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 66 biến quan sát. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên đƣợc giải thích tích luỹ là 64,02% biến thiên của các biến quan sát.
Kết quả phân tích Anova cho thấy: Có sự khác biệt trong đánh giá yếu tố
Sự kích thích của gia đình, Phương pháp học tập, Tính kiên trì trong học tập
giữa nhóm học sinh nam và nhóm học sinh nữ. Dân tộc tày đánh giá cao hơn dân tộc khác (mƣờng, sán chỉ, lô) về yếu tố Sự kích thích của gia đình; dân tộc hmông đánh giá thấp hơn dân tộc khác (mƣờng, sán chỉ, lô) về yếu tố Uy tín nhà trường; dân tộc hmông đánh giá thấp hơn khác dân tộc khác (mƣờng, sán chỉ, lô) về yếu tố
Tính tích cực học tập; HS có học lực yếu đánh giá thấp hơn HS có học lực giỏi về yếu tố Tình yêu thương chia sẻ từ phía gia đình; HS có học lực yếu đánh giá cao hơn HS có học lực giỏi về yếu tố Uy tín nhà trường; HS có học lực yếu đánh giá thấp hơn HS có học lực giỏi về yếu tố Tính tích cực học tập; HS có học lực yếu đánh giá thấp hơn HS có học lực giỏi về yếu tố Mục đích học tập; HS có bố trình độ học vấn Dƣới Tiểu học đánh giá thấp hơn HS có bố trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trở lên về yếu tố Phương pháp học tập; HS có bố trình độ học vấn Dƣới Tiểu học đánh giá thấp hơn HS có bố trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trở lên về yếu tố Mục đích học tập; HS có bố trình độ học vấn Dƣới Tiểu học đánh giá thấp hơn HS có bố trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trở lên về yếu tố Tính kiên trì trong học tập; HS có bố trình độ học vấn đến THCS đánh giá thấp hơn HS có bố trình độ học vấn từ Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) trở lên về yếu tố Sự kích thích của gia đình.
Kết quả phân tích hồi qui đa biến cho thấy mô hình xây dựng phù hợp với dữ liệu và phù hợp với tổng thể. Khi dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính thì các giả định đều đƣợc thoả mãn. Biến độc lập là 15 yếu tố có đƣợc từ phân tích EFA. Biến phụ thuộc là Điểm trung bình chung học kỳ trƣớc.
Qua phân tích, giá trị R2 điều chỉnh cho biết rằng mô hình có thể giải thích đƣợc 47.9% cho tổng thể sự liên hệ của các yếu tố thuộc 3 nhóm nghiên cứu đến KQHT.
Các yếu tố có tác động tích cực đến biến phụ thuộc là Nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên, Bạn học cùng trƣờng, Chính sách học/bổng, Uy tín nhà trƣờng, (thuộc nhóm nhà trƣờng), Sự kích thích từ gia đình (thuộc nhóm gia đình), Tính tích cực học tập, Tính kiên trì trong học tập , Mục đích học tập (thuộc nhóm yếu tố cá nhân).
Các yếu tố có tác động nghịch đến KQHT là, tình yêu thƣơng gia đình chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Tuy nhiên khi phân tích hai yếu tố này ở các mô hình nhỏ thì không có ý nghĩa thống kê. Việc phân tích hồi quy theo mô hình tổng và phân tích theo các mô hình nhỏ cho phép đánh giá và dự đoán tốt hơn cho mối quan hệ của các biến số.
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng cho thấy, có các yếu tố sau trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thông kê trong việc tác động đến KQHT là: trang thiết bị phục vụ việc học, cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, hoạt động đoàn của nhà trƣờng, thái độ đối với việc học.
Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao KQHT cho HS trƣờng PTDTNT Tỉnh Cao Bằng.