Phương pháp ghi sổ kế toán tổng hợp

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bỉm sơn (Trang 70 - 88)

Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty CP VLXD Bỉm Sơn là hình thức nhật ký chung., kế toán sử dụng sổ Nhật Ký Chung và Sổ cái để ghi sổ kế toán tổng hợp NVl.

- Hằng ngày căn cứ vào các hóa đơn GTGT,PNK,PXK NVL kế toán ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ NKC.

+ Sổ NKC là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản,các số liệu trên sổ NKC được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái TK152,153...

Kết cấu và phương pháp ghi sổ:

+ Kết cấu của sổ NKC được qui định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ quyết định 15 ngày 20/03/2006.

+ Cột A ghi ngày tháng ghi sổ.

+ Cột B,C ghi số hiệu ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ

+ Cột D ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.

+ Cột E đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ kế toán chung đã được ghi vào sổ cái

+ Cột G ghi số thứ tự của dòng NKC.

+ Cột H ghi số hiệu các tài khoản ghi nợ,ghi có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.Tài khoản ghi nợ được ghi trước,tài khoản ghi có được ghi sau,mỗi tài khoản được ghi 1 dòng riêng.

+ Cột 1 ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi nợ. + Cột 2 ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi có.

+ Cuối trang sổ cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang đầu trang sau,đầu trang sổ ghi số cộng trang trước chuyển sang.

+ Về nguyên tắc ,tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải ghi vào sổ NKC. Tuy nhiên trong trường hợp 1 hoặc 1 số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, DN có thể mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng đó.

+ Các sổ nhật ký đặc biệt là 1 phần của sổ NKC nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ NKC. Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ NKC. Trường hợp này căn cứ để ghi sổ cái là sổ NKC và các sổ nhật ký đặc biệt.

Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, thẻ kho ...và các chứng từ khác có liên quan, kế toán lập các sổ như sau:

Bảng 2.1 9 : Sổ nhật ký chung

Đơn vị: Công ty CP VLXD Bỉm Sơn

Địa chỉ: TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Mẫu số: S03a DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 04 năm 2013

ĐVT: VNĐ

Ngày,

tháng Chứng từ Diễn giải

Đã ghi sổ cái

STT dòng

Số hiệu

TK đối Số phát sinh

Số hiệu thángNgày, Nợ Có

... ... ... ... ... ... ... ... ... 02/04 NK263 02/04 Nhập168 tấn Than cám A 152133 111 203.280.000 20.328.000 223.608.000 08/04 NK263 08/04 Nhập 120 tấn Clinker, 110 tấn thạch cao 152133 112 315.840.000 31.584.000 347.424.000

Cộng số phát sinh 571.032.000 571.032.000

Ngày 30 tháng 04 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Bảng 2. 20 : Sổ nhật ký chung

Đơn vị: Công ty CP VLXD Bỉm Sơn

Địa chỉ: TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Mẫu số: S03a DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

Tháng 04 năm 2013 ĐVT: VNĐ Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ

Diễn giải Đã ghi sổ cái dòngSTT Số hiệu TK đối ứng

Số phát sinh

Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có

... ... ... ... ... ... ... ... ...

07/04 XK275 07/04 Xuất 120 tấn than cám A 627

152 145.200.000 145.200.000

16/04 XK275 16/04

Xuất 110 tấn clinker, 100 tấn thạch cao 627152 288.520.000 288.520.000

Cộng Số phát sinh 433.720.000

433.720.000

Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Bảng 2. 2 1: Sổ cái TK 152

Đơn vị: Công ty CP VLXD Bỉm Sơn

Địa chỉ: TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Mẫu số: S03b - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI

Tên tài khoản: Nguyên vật liệu - Số hiệu: TK: 152 Năm: 2013

Ngày,

tháng Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung

Số hiệu

TK đối Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Trang số STT

dòng Nợ Có

... ... ... ... ... ... ... ... ...

02/04 PN263 02/04 Nhập 168 tấn than cám A - - 111 223.608.000

08/04 PN263 08/04 Nhập 120 tấn Clinker, 110 tấn thạch cao - - 111 347.424.000

Cộng Số phát sinh 571.032.000

Ngày 30 tháng 04 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

Bảng 2. 22 : Sổ cái TK 152

Đơn vị: Công ty CP VLXD Bỉm Sơn

Địa chỉ: TX. Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Mẫu số: S03b - DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ CÁI

Tên tài khoản: Nguyên vật liệu - Số hiệu: TK: 152 Năm: 2013 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải

Nhật ký chung Số hiệu TK đối

ứng

Số tiền

Số hiệu Ngày, tháng Trang số dòngSTT Nợ Có

... ... ... ... ... ... ... ... ...

07/04 XK275 07/04 Xuất 120 tấn than cám A - - 111 145.200.000

16/04 XK275 18/04 Xuất 110 tấn Clinker, 100 tấn thạch cao - - 288.520.000

Cộng Số phát sinh 433.720.000

Ngày 30 tháng 04 năm 2013

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

2.2.5. Kế toán kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty CP VLXD Bỉm Sơn.

Trong việc quản lý nguyên vật liệu Công ty CP VLXD Bỉm Sơn thường xuyên kiểm kê nguyên vật liệu định kỳ 6 tháng một lần, để đánh giá tình hình bảo quản, quản lý và ghi chép vật liệu có chính xác không, đồng thời có quyết định điều chỉnh sai sót, chênh lệch giữa thực tế tồn kho và sổ sách có biện pháp xử lý quy trách nhiệm cá nhân liên quan, nâng cao hiệu quả quản lý tài sản Công ty:

Trình tự tiến hành kiểm kê trong Công ty như sau: - Lập ban kiểm kê.

- Chuẩn bị dụng cụ tiến hành kiểm kê: cân và một số dụng cụ khác. - Thông báo kiểm kê với thủ kho trước một ngày.

- Tiến hành kiểm kê cân đo, xem xét từng danh điểm vật tư, xác định số lượng tồn kho hiện tại và chất lượng của vật liệu trong kho.

- Đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ sách - Lập biên bản kiểm kê

- Nếu xảy ra chênh lệch thừa thiếu thì ban kiểm kê tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân, sau đó trình biên bản kiểm kê lên ban quản trị và rtinhf bày nguyên nhân xảy ra chênh lệch. Ban quản trị xem xét và xác nhận nguyên nhân sau đó quyết định xử lý. Dựa vào quyết định xử lý ban kiểm kê lập biên bản xử lý.

Bảng 2. 23 : Biên bản kiểm kê NVL

Đơn vị: Công ty CP VLXD Bỉm Sơn

Bộ phận: Ban kiểm kê

Mẫu số: 05-VT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ

- Thời điểm kiểm kê: 9 giờ ngày 30 tháng 04 năm 2013

- Ban kiểm kê gồm: Bà: Mai Thị Phương

Ông: Nguyễn Văn Trọng

Bà: Bùi Thanh Huyền

Cán bộ phòng kế toán Đại diện phòng vật tư Thủ kho

- Trưởng ban - Ủy viên - Ủy viên Đã kiểm kê kho tại đội công trình giao thông có những vật tư sau:

TT Tên vật tư

số ĐVT Đơn giá

Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất

Thừa Thiếu SL TT SL TT SL TT SL TT A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 E 1 Than cám A 152 Tấn 1.210.000 168 203.280.000 168 203.280.000 - - - - - 2 Clinker 152 Tấn 1.532.000 120 183.840.000 120 183.840.000 - - - - - 3 Thach cao 152 Tấn 1.200.000 110 132.000.000 110 132.000.000 - - - - Cộng x x x x 519.120.000 x 519.120.000 x x x - x Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) Thủ kho

(Ký, họ tên) Trưởng ban kiểm kê

2.3. Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty CP VLXD Bỉm Sơn

Qua một thời gian thực tập tại Công ty CP VLXD Bỉm Sơn, vận dụng lý luận vào thực tiễn, em thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có những ưu điểm và nhược điểm sau:

2.3.1. Ưu điểm

Qua thực tế cho thấy nhìn chung công tác kế toán của Công ty đã thực hiện tốt, công việc được sắp xếp dàn đều không bị chồng chéo công việc giữa các bộ phận.

-Về tổ chức bộ máy kế toán Công ty: Bộ máy của Công ty theo mô hình tập trung rất phù hợp với đặc điểm kinh doanh sản xuất. Công ty đã tuân thủ đúng những quy định, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán của Bộ Tài Chính ban hành như phương pháp tính giá, phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp ghi sổ…

- Về phương pháp kế toán: Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán công tác kế toán tại Công ty phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Về chứng từ tài khoản kế kế toán dụng: hạch toán chứng từ ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ Công ty sử dụng tương đối đầy đủ hệ thống chứng từ kế toán mà nhà nước ban hành. Hệ thống tài khoản áp dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện của Công ty.

- Về phương pháp tính giá:

Nguyên vật liệu mua về nhập kho được tính giá theo phương pháp chung đảm bảo được giá nguyên vật liệu trong quá trình hạch toán.

Nguyên vật liệu xuất kho được Công ty tính giá và áp dụng xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. Đây là phương pháp tính giá đơn giản dễ hach toán và phù hợp với quy mô của Công ty,

- Về phương pháp hạch toán chi tiết:

Việc lựa chọn phương pháp ghi thẻ song song là khá phù hợp với đặc điểm NVL đa dạng, mật độ nhập xuất nhiều. Hơn nữa nó còn rất đơn giản trong khâu nhập số liệu, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót.

Để quản lý và hạch toán các phần hành kế toán tốt, kế toán đã áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đó là hình thức ghi sổ phù hợp cho doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa.

2.3.2. Nhược điểm

Tuy Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán cùng hệ thống sổ sách, và hệ thống chứng từ vào việc hạch toán nhưng việc luân chuyển chứng từ đôi

lúc còn nhiều hạn chế, còn nhiều gián đoạn chưa kịp thời cập nhật những nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Về bộ máy kế toán: Các kế toán viên trong công ty được phân công mỗi người đảm nhận một phần hành do đó ai làm phần hành nào thì biết phần hành đấy. Do đó, các kế toán sẽ bị hạn chế về mặt chuyên môn, không hiểu được những khó khăn mà các kế toán khác gặp phải.

Công ty khi mua nguyên vật liệu về đã tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm vật tư. Nhưng biên bản vật tư còn quá sơ sài. Chỉ kiểm tra tính hiện hữu của vật tư mà chưa được đưa ra kết luận theo mục đích của việc lập biên bản kiểm nghiệm vật tư.

Công ty hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty đã sử dụng phương pháp ghi thẻ song song, phương pháp này ghi chép đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu những việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán lại trùng lặp về chỉ tiêu số lượng. Mặc khác do kiểm tra đối chiếu chỉ tiến hành vào cuối tháng nên đã hạn chế chức năng kiểm tra của công tác kế toán.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP VLXD BỈM SƠN

3.1. Sự cần thiết phải hoàn hiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP VLXD bỉm Sơn.

* Vị trí của NVL đối với quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất là sự kết hợp của ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào. Trong quá trình sản xuất của Công ty NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất cũng như giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm.

Mặc khác xét về mặt hiện vật và giá trị thì nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được của quá trình tái tạo sản xuất kinh doanh. Dưới hình thái hiện vật nó là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động định mức, còn dưới hình thái giá trị của nó biểu hiện bằng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển dòng vốn lưu động và việc đó không tách rời việc sử dụng và vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý.

Từ những phân tích trên cho thấy NVL có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố chủ yếu trogn chi phí sản xuất và giá thành, là bộ phận của vốn lưu động. Chính vì vậy Công ty rất quan tâm đến vấn đề quản lý và sử dụng nguyên vật liệu.

* Ý nghĩa của việc hoàn thiện

Công tác kế toán NVL chiếm một khối lượng công việc khá lớn trong toàn bộ công tác kế toán của toàn công ty. Là doanh nghiệp sản xuất nên kế toán NVL có liên quan trực tiếp đến các phần hành kế toán khác, đặc biệt là phần hành kế toán chi phí và tính giá thành, báo cáo tài chính cuối kỳ. Do đó, hạch toán kế toán NVL sẽ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cho quản lý. Hoàn thiện tốt NVL sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng sử dụng lãng phí, tham ô và thất thoát NVL trong quá trình hoạt động.

Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thì tổ chức hợp lý quá trình kế toán NVL là một đòi hỏi tất yếu.

* Yêu cầu của việc hoàn thiện

Việc hoàn thiện kế toán NVL phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, Kế toán NVL phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc bao gồm chi phí thu mua, chi phí gia công, chi phí trực tiếp khác trừ đi các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua. Trường hợp giá trị

thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Thứ hai, Kế toán NVL phải đồng thời kế toán chi tiết cả về mặt số lượng và hiện vật. Kế toán phải theo dõi ch tiết theo từng chủng loại, quy cách vật tư theo từng địa điểm quản lý và sử dụng.

Thứ ba, Kế toán phải tuân thủ chế độ quản lý tài chính và kế toán hiện hành.

Thứ tư, việc hoàn thiện phải phù hợp với yêu cầu quản lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Thứ năm, phải đáp ứng yêu cầu quản lý của DN và nhà nước.

Thứ sáu, phải giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí.

3.2. Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tai Công ty CP VLXD Bỉm Sơn.

Việc đưa ra giải pháp đề xuất là căn cứ và tình hình thực tế sao cho giải pháp đó thực sự khả thi, hạn chế được những nhược điểm và có hiệu quả thực tiễn trong Công ty. Xuất phát từ yêu cầu đó khi nắm bắt được tình hình hoạt động của Công ty CP VLXD Bỉm Sơn, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp xung quanh vấn đề NVL nói riêng và công tác kế toán ở Công ty nói chung. Cụ thể như sau:

* Về bộ phận kế toán

Do công ty áp dụng hình thức tập trung quản lý các nhân viên ở phòng

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bỉm sơn (Trang 70 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w