Đánh giá nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bỉm sơn (Trang 34 - 35)

2.1.4.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu

Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu trung thực khách quan.

Là việc xác định giá trị của nguyên vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những quy tắc nhất định.

Khi đánh giá nguyên vật liệu, phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc giá gốc: Nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc hay còn được coi là trị giá vốn thực tế. Đó chính là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được nguyên vật liệu tại thời điểm và hiện trạng thực tế.

- Nguyên tắc thận trọng: Cho phép doanh nghiệp tính trước một khoản chi phí. Nguyên vật liệu được tính theo giá gốc nhưng trường hợp trị giá thuần của nguyên vật liệu có thể được thực hiện là giá bán ước tính thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Nguyên tắc nhất quán: Phương pháp kế toán đảm bảo tính nhất quán khi áp dụng đánh giá nguyên vật liệu, áp dụng nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu thay đổi phương pháp đã lựa chọn thì phải giải thích lý do thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó.

2.1.4.2. Đánh giá nguyên vật liệu theo hạch toán

Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại nguyên vật liệu giá cả biến động thường xuyên, việc nhập, xuất diễn ra liên tục thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và có khi không thực hiện được. Do vậy việc hạch toán hàng ngày, kế toán nên sử dụng theo giá hạch toán.

Giá hạch toán là một loại giá tương đối ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài để hạch toán nhập - xuất - tồn kho NVL trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua tại một thời điểm nào đó, hay giá nguyên vật liệu bình quân tháng trước, hoặc giá cuối kỳ trước để làm giá hạch toán. Nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của NVL xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực thế và giá hạch toán đơn giản, giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập, xuất vật tư.

Giá hạch toán chỉ được dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu, còn trong hạch toán tổng hợp vẫn phải sử dụng giá thực tế. Giá hạch toán có ưu điểm là phản ánh kịp thời sự biến động về giá trị của các loại vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Để tính được giá thực tế, trước hết phải tính hệ số giá giữa giá thực tế và giá hạch toán của NVL luân chuyển trong kỳ theo công thức sau

Hệ số giá (H) = Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá thực tế NVL nhập trong kỳ Giá hạch toán NVL

tồn đầu kỳ + Giá hạch toán NVL nhập trong kỳ

Sau đó tính giá của NVL xuất trong kỳ căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số giá theo công thức:

Giá thực tế NVL xuất trong kỳ =

Giá hạch toán NVL

xuất trong kỳ x Hệ số giá

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty bỉm sơn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w