THỦNG THEO CÔNG ƯỚC

Một phần của tài liệu Bài giảng tĩnh học tàu thủy (Trang 105 - 109)

V -dung tích thực tế nước vào khoang đắm 0 dung tích lý thuyết khoang

THỦNG THEO CÔNG ƯỚC

q Yêu cu chung

- Chiều cao tâm nghiêng ban đầu của tàu ở giai đoạn ngập nước cuối cùng có tư thế không nghiêng, xác định bằng phương pháp tổn thất sức nổi, không nhỏ hơn 0,05m.

- Góc nghiêng tàu khi bị đắm khoang, không đối xứng phải nhỏ hơn 200 trước khi điều chỉnh cân bằng ngang, hoặc 120 sau khi điều chỉnh.

- Trị số tay đòn lớn nhất của đường cong ổn định tĩnh không nhỏ hơn +0,1m tính cho tình trạng sự cố, đồng thời độ dài của phần tay đòn dương không nhỏ hơn 300 khi ngập đối xứng và 200 khi ngập không đối xứng.

q Đối vi tàu khách

Trong các phép tính ổn định tai nạn cần phải lấy kích thước lỗ

như sau:

- Theo chiều dài: 3m+3%L hoặc 11m (chọn giá trị nào nhỏ hơn) - Theo chiều ngang: 1/5B

Tàu khách có:

- N<=600: phải thoả mạn yêu cầu ổn định khi ngập 1 khoang - 600<N<1200:

+ phải thoả mạn yêu cầu ổn định khi ngập 2 khoang liên tiếp bất kỳ nếu vách ngăn nằm ở đoạn nh hơn (N/600-1)L

+ phải thoả mạn yêu cầu ổn định khi ngập 1 khoang bất kỳ nếu vách ngăn nằm ở đoạn ln hơn (N/600-1)L

- N>=1200: phải thoả mạn yêu cầu ổn định khi ngập 2 khoang liên tiếp bất kỳ

Tàu khách có L>100m: phải thoả mạn yêu cầu ổn định và cân bằng khi ngập 3 khoang đồng thời

- Góc nghiêng khi ngập tàu khách, ngập không đối xứng không được lớn hơn 150 trước lúc dùng biện pháp chỉnh tư thế và điều chỉnh cân bằng ngang hoặc 70 sau khi đã điều chỉnh.

q Đối vi tàu khách

- Trong các giai đoạn ngập trung gian hoặc khi điều chỉnh tư thế, góc nghiêng không được lớn hơn 20°. Tay đòn ổn định tĩnh lớn nhất phải từ 0,05m trở lên và phạm vi ổn định dương không nhỏ hơn 7°. Trong trường hợp ngập không đối xứng, phạm vi tay đòn dương không nhỏ hơn 20°, đo từ vị trí cân bằng .

- Diện tích đoạn đường cong tay đòn dương không nhỏ hơn 0,015m.rad. Diện tích đó xác định cho đoạn đồ thị nằm giữa góc nghiêng ứng với vị trí cân bằng của tàu và góc nghiêng 22° trong trường hợp ngập một khoang, hoặc góc 27° trong trường hợp ngập đồng thời hai hoặc trên hai khoang kề nhau. Trong mọi trường hợp tính toán đều phải để ý đến góc tràn.

- Trong mọi điều kiện khai thác, độ ổn định nguyên bản của tàu phải đủ (intact stability) để tàu có thể chịu được giai đoạn ngập nước cuối cùng của một khoang chính bất kỳ có chiều dài qui định, trong giới hạn chiều dài ngập nước.

- Nếu hai khoang chính kề nhau được ngăn bằng một vách có bậc phù hợp với các điều kiện qui định, độ ổn định nguyên bản của tàu phải đủ để tàu có thể chịu được sự ngập nước của hai khoang chính kề nhau đó.

- Khi hệ số phân khoang qui định 0,50 hoặc nhỏ hơn, song lớn hơn 0.33, độ ổn định nguyên bản phải đủ để cho tàu có thể chịu được sự ngập nước của hai khoang chính kề nhau bất kỳ.

- Khi hệ số phân khoang qui định 0,33 hoặc nhỏ hơn, độ ổn định nguyên bản phải đủ để cho tàu có thể chịu được sự ngập nước của ba khoang chính kề nhau bất kỳ.

Một phần của tài liệu Bài giảng tĩnh học tàu thủy (Trang 105 - 109)